Đại lộ dài nhất và rộng nhất Việt Nam: dài 29km, chiều rộng TB 140m và kinh phí đầu tư hơn 7000 tỷ
- Danh tính 2 tỷ phú không mua nhà, quyết sống ở khách sạn và lý do không ngờ phía sau
- Danh tính cậu bé lớp 9 được tuyển thẳng vào hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại trường ĐH số 1 châu Á
- Tin chuyển nhượng sáng 22/8: Real Madrid chốt hạ vụ Mbappe; Varane trên đường rời Man Utd?
- Hướng dẫn đăng ký biển số định danh ngay tại nhà cực đơn giản
Được thông xe vào tháng 10/2010, Đại lộ Thăng Long tại hà Nội là đại lộ dài nhất Việt Nam với chiều dài hơn 29km. Chiều rộng của Đại lộ Thăng Long trung bình 140m.
Đại lộ Thăng Long được tính bắt đầu từ ngã tư giao cắt giữa Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng đi qua các quận huyện Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất đến ngã tư giao với đường Quốc lộ 21 - đường Hồ Chí Minh.
Trên Đại lộ Thăng long bao gồm hai dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); hai dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; hai dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị…
Trên tuyến đường có tới 51 cầu vượt sông, vượt nút giao và 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh. Tuyến đường cunxgd đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị.
Tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển Khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc, một trong những dự án có tác động lớn tới kinh tế đất nước.
Đại lộ Thăng long có vai trò chi phối định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Đại lộ kết nối với nhiều quốc lộ giúp hoàn thiện đường xuyên tâm kết nối với khu vực Việt Bắc, Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Đây cũng là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng nội lực, do các kỹ sư và nhà thầu trong nước thiết kế, thi công bằng nguồn vốn trong nước tại Việt Nam.
Danh tính cậu bé lớp 9 được tuyển thẳng vào hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại trường ĐH số 1 châu Á
Chỉ mới 14 tuổi nhưng cậu bé Quân Tử Khâm đã được tuyển thẳng vào chương trình hệ 8 năm cử nhân, thạc sĩ.