Doanh nghiệp

Đại gia ngành thuỷ sản "oanh liệt" một thời, giờ bán đất trả nợ

Những cú vung tay ngàn tỷ

Trước đây ông Dương Ngọc Minh từng khiến nhiều người phải xôn xao khi ông thực hiện những thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) và kinh doanh khủng của một đại gia trong lĩnh vực thuỷ sản.

Hồi đầu năm 2013, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh đã làm nóng thị trường M&A Việt Nam khi công bố một loạt thương vụ trị giá hàng trăm tỷ đồng. Trong đó có kế hoạch mua hàng triệu cổ phiếu VTF của CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng – đây là một doanh nghiệp rất nổi tiếng trong ngành thức ăn chăn nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.

Đại gia Dương Ngọc Minh từng có một thời "vung tay ngàn tỷ".

Những thương vụ nghìn tỷ khiến giới đầu tư phải tò mò muốn biết danh tính của ông chủ Thuỷ sản Hùng Vương là ai. Lúc này, đại gia Dương Ngọc Minh tham vọng chiếm 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Với mong muốn đó, Hùng Vương Group đã mua lại Nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản Việt Đan với công suất cả trăm ngàn tấn/năm; mua cổ phần CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) để trở thành cổ đông chiến lược; mua cổ phần Thuỷ sản Bến Tre từ SCIC; đồng thời tăng sở hữu tại CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang lên 51%, và biến công ty này thành “con” nhằm đẩy mạnh mặt xuất khẩu sang Âu và Mỹ.

Chưa hết, Hùng Vương Group còn góp vốn mua hàng chục phần trăm cổ phần của CTCP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Tắc Vân. Đây là công ty chuyên về chế biến tôm mực xuất khẩu tại Cà Mau.

Hùng Vương Group có tới hàng chục nhà máy chế biến thuỷ sản, vài nhà máy chế biến thức ăn, hàng ngàn hecta ao nuôi trồng thuỷ sản và nhiều kho lạnh cũng như các bộ phận hỗ trợ khác.

Ngoài ngành thuỷ sản, Hùng Vương Group còn lấn sân sang cả bất động sản và mở rộng các kênh phân phối sang cả nước ngoài, trong đó có Nga.

Tham vọng tỷ USD và khó khăn phải bán tài sản

Trước sự đầu tư mạo hiểm của Hùng Vương Group, nhiều chuyên gia tỏ ra sự lo lắng và e ngại họ đi quá xa. Hùng Vương Group cũng liên tục tăng quy mô và xin ý kiến các cổ đông tăng vốn điều lệ. Từ mức 800 tỷ đồng đầu năm 2013 lên 2,3 ngàn tỷ đồng ở thời điểm hiện tại. Thạm vọng của Hùng Vương Group là đến năm 2015 đạt doanh thu 1 tỷ USD.

Có một thực tế chúng ta phải thừa nhận là dấu ấn của Hùng Vương trong ngành thuỷ sản là rất lớn. Có những thời kỳ, Hùng Vương Group chiếm tới phân nửa tổng giá trị lợi nhuận của ngành và nằm trong số ít có tăng trưởng dương, trong khi bối cảnh của ngành đang rất khó khăn.

Ngành thuỷ sản từng có những giai đoạn hết sức khó khăn.

Từng có những thời “hoàng kim” nhưng đến cuối năm 2013, công ty mẹ Hùng Vương Group đã lần đầu công bố lỗ quỹ bất chấp doanh thu tăng mạnh. Thị phần của Hùng Vương Group vẫn giữ vững nhưng chi phí quá cao. Đặc biệt là các chi phí về tài chính, bán hàng và vận chuyển đã khiến ông trùm ngành thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.

Đến năm 2015, doanh thu của Hùng Vương Group vẫn tăng nhưng lãi chỉ ở mức hơn chục tỷ đồng. Điều này đã khiến Hùng Vương Group tụt xuống vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng và nhường vị trí số 1 cho Minh Phú, vị trí thứ 2 cho Vĩnh Hoàn lên ngôi.

Tình hình càng trở nên xấu đi khi Hùng Vương Group tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang chăn nuôi heo với dự án 2 ngàn tỷ đồng....

Tiếp tục rớt dài từ vị trí thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, ông Dương Ngọc Minh bị loại ra khỏi top 50 và oằn mình trả nợ.

Đến cuối quý II/2017, Hùng Vương Group ghi nhận tổng nợ lên tới gần 12,4 ngàn tỷ đồng. Khó khăn trồng chất khó khăn, Hùng Vương Group đã phải thoái vốn và giải thể CTCP Đại ốc An Lạc. Theo đó, Hùng Vương đã báo thanh lý hết các bất động sản hiện có thuộc Địa ốc An Lạc, gồm rất nhiều lô bất động sản ở những vị trí đắc địa tại TP HCM.

Trong một báo cáo giải trình, Hùng Vương cho biết sẽ quay lại với ngành nghề kinh doanh cốt lõi. Hy vọng sự thay đổi trong chiến thuật này của ông Minh sẽ giúp Hùng Vương Group lấy lại được phong độ mình từng có.

 

Công ty Cường Đô-la báo lãi lớn

(Techz.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2017, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai lãi sau thuế lên đến 212 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.