Đại điền chủ giàu ‘nứt đố đổ vách’ nổi tiếng đất Sài Gòn, được đặt tên cho cả ngã tư là ai?
Ông Bảy Hiền được biết đến là 1 đại đồn điền giàu nứt đố đổ vách nổi danh Sài Gòn xưa, tên gọi của ông gắn liền với 1 ngã tư và vùng đất ở quận Tân Bình ngày nay đó là Ngã tư Bảy Hiền. Đây là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh…
Ngã tư Bảy Hiền trước những năm 1954 vẫn là vùng ngoại ô của Sài Gòn gồm đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy dài.
Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình. Theo ông Trần Văn Đức, cháu nội họ của ông Trần Văn Hiền (Bảy Hiền) – cho biết gia đình của ông từ thời ông cố đã sống ở đây 120 – 150 năm. Sở dĩ ngã tư Bảy Hiền được đặt theo tên ông cố của ông là bởi hồi ông Bảy còn sống, ông là 1 điền chủ rất giàu có. Đất đai của ông trải rộng khắp khu vực Trường Chinh, Cộng Hòa, Bàu Cát… ngày nay. Hồi đó, ông đã sống trong 1 căn biệt thự lớn có cột xi măng, trong nhà có cột gỗ lớn, lót gạch Tàu. Tuy sở hữu tài sản lớn nhưng ông không kênh kiệu, khoa trương, coi khinh người nghèo mà thường xuyên dùng tiền túi chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Một lần, nhân dân miền Nam lâm cảnh đói kém vì mất mùa, ông Bảy Hiền đăng báo sẽ bố thí tiền xu, lúa gạo cho bà con Sài Gòn – Gia Định trong một tuần lễ. Dân chúng nhiều địa phương khác nghe tin đều lặn lội tìm đến.
Ngã tư Bảy Hiền những năm 1969.
Tiếng lành đồn ra, mọi người truyền tai nhau về một người đàn ông nhân đức hay “phát chẩn”, giúp người nghèo. Hàng nghìn người tìm đến và ông Bảy đều ra tay cứu giúp.
Sau này, ngã tư nơi có nhà của ông được người dân đặt là ngã tư Bảy Hiền, theo tên của ông. Khi chết, ông được chôn cất tại khu vực Lăng Cha Cả cùng vợ mình. Sau này, khu vực nghĩa trang bị giải tỏa, người nhà ông Bảy Hiền có lấy hài cốt đưa về thờ tại chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định, quận 1).
Bí mật về đệ nhất đại gia giàu nhất Sài Gòn, nhiều tiền hơn vua Bảo Đại, cả Đông Dương nể phục
Vị đại gia này được cho là giàu hơn cả vua Bảo Đại ngày xưa. Ông có mối quan hệ rất gần gũi với gia đình vua Bảo Đại khi là ông ngoại của hoàng hậu Nam Phương.