Các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton và Đại học Washington đã phát triển một hệ thống hình ảnh có kích thước bằng một hạt muối thô. Nó được xây dựng trên một siêu bề mặt với 1,6 triệu trụ và có thể hoạt động chính xác như một cảm biến máy ảnh. Mỗi cột hoạt động như một ăng-ten quang học, thu nhận ánh sáng, để định hình mặt sóng quang học, sau đó nhờ các thuật toán AI, hình ảnh chất lượng cao được phát triển với đầy đủ màu sắc.
Máy ảnh truyền thống sử dụng một thấu kính bằng nhựa và thủy tinh phức tạp có thể bẻ cong ánh sáng vào một cảm biến để gửi tín hiệu bằng điện tử. Giải pháp mới dựa trên siêu bề mặt, nói ngắn gọn là một màng mỏng với các phần tử thu nhỏ riêng lẻ được phát triển để khúc xạ ánh sáng theo bất kỳ hướng mong muốn nào. Ứng dụng chính của loại camera mới này chủ yếu là trong y tế, robot sẽ có thể thực hiện nội soi xâm lấn tối thiểu để chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc chế tạo siêu bề mặt dựa trên silicon nitride, có nghĩa là chúng có thể nhanh chóng được sản xuất trên quy mô hàng loạt với chi phí thấp hơn ống kính cho máy ảnh thông thường.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng một thiết kế mà công nghệ quang học nằm ở mặt trước và xử lý thần kinh đang hoạt động ở mặt sau. Các chuyên gia cho rằng bước đột phá này sẽ mở ra cánh cửa cho “những cách chế tạo thiết bị hoàn toàn khác trong tương lai”.
Tin trưa 24/11: Hé lộ camera Redmi 11 2022, Apple tăng cường năng lực sản xuất iPhone
(Techz.vn) Hé lộ camera Redmi 11 2022, Apple tăng cường năng lực sản xuất iPhone là những tin trưa nổi bật hôm nay.