Nhịp sống số

Đã có dự thảo quy định về hàng hóa “made in Viet Nam”, Asanzo liệu có đạt chuẩn?

 

Hàng hóa gia công đơn giản sẽ không được dán mác  “made in Viet Nam”

Theo dự luật này các hàng hóa sẽ không được dán mác "made in Vietnam" nếu chỉ thông qua giai đoạn gia công đơn giản và không đạt tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa tối thiểu 30%.

Cụ thể, hàng hóa của Việt Nam bao gồm 2 loại là: hàng thuần túy sản xuất trong nước (vật nuôi, cây trồng, khoáng sản) và hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ ở Việt Nam.

Asanzo gặp lùm xùm liên quan đến việc dán mác hàng "made in Viet Nam"

 Với những hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, việc dán nhãn “made in VietNam sẽ được xác định trên các tiêu chí về chuyển đổi mã số hàng hóa (mã HS) hoặc hàm lượng giá trị gia tăng (dựa trên các yếu tố như: chi phí nguyên liệu, sản xuất, nhà xưởng, nhân công..

Ví dụ: nếu bột mỳ nhập khẩu từ nước ngoài thì không được coi là hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi chế  biến ở nhà máy với sản phẩm cuối cùng là bánh quy, sản phẩm này đã mang một mã số khác (đáp ứng tiêu chí "chuyển đổi mã số hàng hóa " ) và được công nhận là hàng “made in Viet Nam”.

Với dự thảo luật này, hàng hóa muốn công nhận là hàng Việt Nam phải vượt qua công đoạn gia công đơn giản sau đó mới đến mức tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa ít nhất là 30%.

Liên hệ với vụ Asanzo, hàng điện tử của hãng này sẽ được công nhận là hàng ‘made in Vietnam” nếu như có tỷ lệ nội địa hóa trên 30% và chỉ trải qua khâu gia công trên mức “đơn giản” như quy định.

Dự thảo thông tư của Bộ Công Thương quy định về các công đoạn được coi là gia công đơn giản, như sau:

- Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

- Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại, lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

-Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

- Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

- Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

- Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Giết, mổ động vật.

Như vậy, quy định về việc “lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh” sẽ quyết định phần lớn việc Asanzo có được dán mác hàng “made in VietNam” hay không.

Sau những lùm xùm xung quanh đến việc Asanzo bị tố cáo sản xuất hàng Việt Nam đội lốt Trung Quốc, người tiêu dùng và doanh nghiệp cho rằng Việt Nam đang thiếu một quy định rõ ràng về định nghĩa hàng “ made in VietNam”. Dự thảo đầu tiên về quy định tiêu chí dán mác "made in Vietnam" được đưa ra để giải quyết vấn đề “nhức nhối này”.

 

Xôn xao thông tin PV báo Tuổi trẻ bị đình chỉ sau loạt tin bài về Asanzo

(Techz.vn) Cộng đồng mạng đang xôn xao về thông tin Phóng viên báo Tuổi trẻ bị đình chỉ do thực hiện loạt bài điều tra liên quan đến Asanzo với mục đích “tư lợi cá nhân”.