Blog công nghệ

Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền nội dung số: Không cân sức

Theo nhiều chuyên gia nhận định, vi phạm bản quyền nội dung số hiện nay cũng là vấn đề lớn nhất cản trở ngành công nghiệp này phát triển. Các cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, các phần mềm gián điệp được phát tán khắp mọi nơi nhằm lấy được những nội dung số bao gồm như  hình ảnh, nhạc, phim, tài liệu... từ các hãng sản xuất lớn trên thị trường. Bên cạnh đó, các trang web chia sẻ nội dung liên tục được thành lập và phát triển một cách khả mạnh mẽ đi kèm với nhu cầu của hàng trăm triệu người trên thế giới và việc loại bỏ nó dường như là không thể.

Nội dung số là miếng "mồi" không thể ngon hơn

Vấn nạn vi phạm quyền phát minh, sáng chế không còn là điều quá xa lại trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, với những biện pháp mạnh mẽ cùng các chiến dịch mang tính toàn cầu, giai đoạn khó khăn nhất cũng đã qua và các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới đã tạm thời có thể yên tâm. Các cuộc chiến thường sẽ tập trung vào sự cạnh tranh, đầu đá lẫn nhau giữa các ông lớn, tiêu biểu như Samsung và Apple với vụ kiện vi phạm bản quyền sáng chế. Thế nhưng, một mối nguy cơ đe dọa lớn hơn, tinh vi hơn đang đón chờ và cuộc chiến trở nên đầy thách thức. Với lợi thế là mạng internet rộng lớn cùng sự phát triển mang tính đa dạng và mạnh mẽ, các hacker bắt đầu nhắm đến nội dung số như một mục tiêu quan trọng để phá hoại. Đây cũng là vấn đề lớn nhất cản trở ngành công nghiệp này phát triển.

Nội dung số là miếng mồi ngon cho các trang chia sẻ bất hợp pháp. Internet

Một trong những ưu điểm của nội dung số chính là việc dễ sao chép nhưng đó cũng là nhược điểm rất lớn dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra. Thậm chí cho đến thời điểm này, các hình thức, các cơ chế bảo mật cao cấp nhất cũng đã được các hãng sản xuất phát triển và sử dụng gần như không đạt hiệu quả. Các mưu đồ tấn công ngày càng trở nên quy mô hơn, hoạt bát hơn đi kèm với sự phát triển của công nghệ internet. Đơn cử như sự việc mới đây có liên quan đến Sony Picture với bộ phim The Interview đã được đánh cắp và phát tán rộng rãi trên toàn thế giới. Bởi vậy việc kiểm soát gần như không thể và Sony đã phải đối mặt với các phòng vé ế ẩm khi công chiếu bộ phim này. Điều gì sẽ xảy ra nếu các hãng phim thuộc Hollywood gặp phải vấn đề tương tự, ngành phát triển nội dung số sẽ gặp hậu quả vô cùng khó lường.

The Interview đã bị đánh cắp là phi vụ điển hình trong năm qua. Ảnh: Internet

Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền đang phải đứng giữa hai thái cực là người tiêu dùng và đối tượng vi phạm bản quyền.

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đã khẳng định việc phát hiện ra vi phạm bản quyền không khó, những vấn đề thực thi pháp luật sẽ mất thời gian và dẫn đến những hậu quả khó lường. Tiếp theo là việc các hacker luôn có những thủ đoạn hết sức tinh vi để có thể lấy cắp nội dung số mà không mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, các trang web chia sẻ nội dung ngang nhiên tồn tại mà không gặp phải sự chống trả quyết liệt nào từ cơ quan quản lý, đồng thời, người dùng cũng nghiễm nhiên sử dụng miễn phí (hoặc rất ít) thay vì bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thưởng thức nội dung này. Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền đang phải đứng giữa hai thái cực là người tiêu dùng và đối tượng vi phạm bản quyền.

Cuộc chiến không cân sức

Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền vẫn đang diễn ra với một cán cân lệch. Một bên ngày càng phát triển một cách tinh vi và quy mô rất lớn. Trong khi đó, về phía cơ quan pháp lý, dường như việc tìm ra hướng đi giải quyết nhanh, tiêu diệt gọn chưa thực sự triệt để. Các khó khăn đến từ việc quản lý của các nước đang phát triển thuộc lục địa Á-Âu, nơi đặt rất nhiều các máy chủ lớn trên toàn thế giới. Cho dù tại Mỹ, Anh đã giải quyết một cách triệt để thì với mạng internet tốc độ cao, nguồn nội dung số lại có cơ hội quay trở lại. Bên cạnh đó, các biện pháp thực thi vẫn chưa thực sự hiệu quả khi chỉ tiêu diệt được phần ngọn trên cùng và phần gốc vẫn cứ tiếp tục phát triển.

Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền nội dung số vô cùng gian nan. Ảnh: Internet

Về phía cơ quan pháp lý, dường như việc tìm ra hướng đi giải quyết nhanh, tiêu diệt gọn chưa thực sự triệt để.

Phi vụ gần đây nhất là việc đột nhập và thu giữ tất cả các thiết bị lưu trữ liên quan đến trang chia sẻ torrent lớn nhất thế giới The Pirate Bay. Qua đó, cuộc truy quét còn nhắm đến một loạt những cái tên khách như Suprbay, EZTV, Zoink và Torrage. Tuy nhiên, tưởng chừng như mọi thứ đã tạm lắng xuống thì chỉ chưa đầy 2 tháng sau, PirateBay đã hoàn toàn được phục hồi với nguồn nội dung, tên miền giống như lúc đầu. Điểm khác biệt đó là logo được đổi thành Phượng hoàng lửa. Như vậy, những nỗ lực của cách sát Thụy Điển trở nên bất thành.

Trước đó, các cơ quan chức năng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vây bắt và kết tội đối với Kim Dotcom, ông chủ của trang web Megaupload. Điều đáng nói đó là việc Megaupload đã vi phạm bản quyền khá lâu trước khi các cơ quan chính quyền bắt tay vào làm việc. Và rồi sau đó, khi được thả, Kim Dotcom lại bắt đầu vào một cuộc sống mới với trang chia sẻ mới và ít ai đảm bảo rằng, ông chủ sinh ra ở Đức này sẽ thực hiện đúng những gì đã hứa trước pháp luật. Điều này giống như nhận định ban đầu, việc phát hiện không khó nhưng thời gian thực thi lại rất mất thời gian. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bộ rễ vi phạm bản quyền ngày càng ngấm sâu và lan rộng. Việc loại bỏ gần như là không thể.

Biểu tượng trường tồn của trang chia sẻ torrent lớn nhất. Ảnh: Internet

Một điểm khá thú vị, khi Vịnh Hải Tặc trở lại mang theo biểu tượng Phượng hoàng lửa mang hàm ý cho sự trường tồn của trang chia sẻ này. Theo phương Tây, Phượng Hoàng lựa tượng trưng cho sự tái sinh, sự bất tử, nó cũng giống như cách các trang web chi sẻ nội dung số bất hợp pháp vận hành. Diệt rồi lại sinh, chừng nào người dùng chưa tảy chay nội dung vi phạm bản quyền thì chừng đó cuộc chiến vẫn còn gian nan và không cân sức.

 

Vịnh hải tặc chính thức trở lại với biểu tượng Phượng Hoàng

(Techz.vn) Sau gần hai tháng ngưng hoạt động, The Pirate Bay đã chính thức trở lại với một biểu tượng mới và đây cũng là tin vui đối với cộng đồng người sử dụng trên toàn cầu.