Thông cáo

Công nghệ là lợi thế cạnh tranh của các các nhà mạng internet

Nếu như trong những ngày đầu Việt Nam kết nối với xa lộ thông tin thế giới (Ngày 19.11.1997), tình trạng độc quyền đầu vào là một trong những nguyên nhân khiến giá cước kết nối Internet trở nên đắt đỏ, ít người tiếp cận. 10 năm sau cùng với những chuyển biến lịch sử đã qua của ngành viễn thông thì công nghệ trở thành yếu tố quyết định giữ chân khách hàng không rời bỏ mạng, là yếu tố cạnh tranh giữa các nhà mạng ISP

Vào ngày 2/5/2002, tình trạng độc quyền internet của Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) bị phá vỡ khi tổng cục bưu điện chính thức trao Giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) cho hai nhà mạng Viettel và công ty tư nhân FPT Telecom.

Từ đây, theo quy luật thị trường, sự cạnh tranh xuất hiện, người tiêu dùng có điều kiện so sánh về giá và chất lượng kết nối. Hơn nữa, không lâu sau đó, các nhà mạng như FPT Telecom dần dần không còn phụ thuộc vào VDC mà đã dần tự mình triển khai được cơ sở hạ tầng riêng và bắt đầu cung cấp ADSL ở mức thấp hơn, nhiều gói lựa chọn hơn cho khách hàng của mình.

Tiếp theo vào ngày 1.6.2006, thị trường Internet trong nước lại ghi nhận cú hích thứ hai về công nghệ khi chính nhà mạng này tiên phong cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao bằng kết nối cáp quang (FTTH) với 4 gói cước đều có địa chỉ IP tĩnh. Đây có thể coi là một bước đột phá về trải nghiệm internet cho người dùng bởi FTTH cung cấp 1 IP tĩnh, thích hợp triển khai các dịch vụ trực tuyến khác như IP Camera, lưu trữ mail, truyền dữ liệu tốc độ cao trong cùng một thời điểm, trên cùng một kết nối.

Hơn nữa FTTH sử dụng tuyến cáp quang kết nối từ ISP đến nhà khách hàng, do đó chất lượng sẽ tốt hơn và băng thông cao hơn cáp đồng (ADSL). Cáp quang không bị nhiễu do độ dài, điện từ, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết tác động, Internet có tốc độ tải lên đến 10 Gigabit/giây (nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (20 Megabit/giây).

Còn nhớ nhờ bước chuyển mình tiên phong cung cấp một dịch vụ mới, lợi nhuận của FPT Telecom tăng hơn 50% so với năm trước bất chấp khủng hoảng kinh tế và các đối thủ khác đều lỗ nặng vào thời điểm đó. Nói về hiện tượng kinh doanh internet đặc biệt này, Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó tổng giám đốc Công ty thông tin di động MobiFone nói 2 từ: “Tuyệt đỉnh!”.

Các nhà mạng tạo ra nhiều khác biệt hơn nữa

 

Khi mà cả thế giới đang phải đối mặt với chính sự cạn kiệt của không gian địa chỉ IPv4, IPv6 ra đời như một cuộc chuyển đổi lịch sử tiếp theo về công nghệ. Tất nhiên, các nhà mạng ở Việt Nam như VNPT, Viettel, CMC… cũng không thể ngoài con sóng này. 

Theo số liệu thống kê do FPT Telecom cung cấp hiện công ty đã chuyển đổi lên IPv6 cho 521.823 hộ gia đình và dự kiến sẽ cung cấp thêm cho 1.000.000 hộ gia đình Việt Nam vào năm 2017. Được biết giao thức IPv6 dễ quản lý với cấu trúc định tuyến phân cấp, bảo mật cao và hỗ trợ thiết bị di động tốt hơn, đảm bảo được vấn đề duy trì hoạt động Internet ổn định lâu dài trong tương lai. IPv6 sử dụng 128 bit để đánh địa chỉ, do đó có thể hỗ trợ tới 2.128 địa chỉ khác nhau, phục vụ gần như vô hạn các thiết bị.

Thứ trưởng Phan Tâm (trái) trao Bằng khen cho anh Phan Hồng Tâm, PGĐ Trung tâm Điều hành mạng, FPT Telecom

Không dừng ở đó, mỗi nhà mạng lại mang đến cho khách hàng của mình thêm nhiều trải nghiệm về các dịch vụ gia tăng để tạo ra sự khác biệt riêng như FPT Telecom với lợi thế về hạ tầng cáp quang cũng như khả năng cung cấp dịch vụ truyền hình số chuẩn HD chất lượng cao, họ bắt đầu làm truyền hình.

Sau 3 năm hình thành, truyền hình FPT đang là một trong những dịch vụ IPTV dẫn đầu thị trường cung cấp những chương trình giải trí đa dạng như: Giải đấu bóng đá quốc tế, phim truyện truyền hình, các show truyền hình thực tế, kho phim trực tuyến chất lượng cao, karativi...đây cũng là đơn vị tiên phong ra mắt chương trình tương tác thế hệ mới mang tên “Mở két” tạo ra một xu thế mới trong dịch vụ giải trí tương tác truyền hình. 

Cũng trong năm 2016 vừa qua, thị trường liên tiếp ghi nhận những cải tiến về kỹ thuật của nhà mạng này như sự ra đời của bộ giải mã thế hệ mới mang tên FPT TV do chính chuyên gia công nghệ Việt Nam phát triển phần mềm.

Ứng dụng Hi – FPT trên hệ điều hành android và iOS bao gồm nhiều tính năng cần thiết hỗ trợ khách hàng một cách linh hoạt, nhanh chóng và dễ dàng như: Dịch vụ báo hỏng; Thanh toán trực tuyến; Tra cứu cước Internet và Truyền hình FPT; Tra cứu lưu lượng; Quản lý thông tin hợp đồng; Tìm kiếm các địa điểm thanh toán cước gần nhất...

 

Mẹo xài Hi FPT: Bí quyết kiểm soát internet những ngày mất mạng

(Techz.vn) Khởi động lại đường truyền trong nháy mắt, tự khắc phục sự cố đường truyền và còn nhiều chức năng hay ho khác nữa, tất cả đều có trong ứng dụng kiểm soát mạng Hi FPT.