Nhịp sống số

Có hay không việc internet sụp đổ vào ngày 30/6?

Các nhà khoa học đã công bố vào lúc 23h59m59s, các đồng hồ trên thế giới sẽ được bổ sung thêm một giây phụ thứ 2 nhằm bù đắp cho chuyển động quay chậm của Trái đất. Việc bù đắp này là vô cùng quan trọng vì mỗi ngày, Trái đất chuyển động chậm dần lại khoảng 2/1000 giây, chậm hơn so với thời gian nguyên tử. Điều này gây ảnh hưởng đến mạng internet vào ngày hôm đó. Hãy cùng Techz tìm hiểu về vấn đề này.

Tại sao chuyển động Trái Đất bị chậm lại?

Trái đất mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ quanh trục xoay. Tuy nhiên, tư thế nghiên của quả đất lại bị lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều lớn trên các tác đại dương tác động, kìm giữ vòng quay.

Kết quả là thời gian Trái đất chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) - sử dụng dao động của các nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây. TAI được duy trì bằng hàng trăm đồng hồ nguyên tử trên thế giới, tính toán những dao động trong nguyên tử của phân tử hóa học caesium, phân chia một giây thành 10 tỷ phần nhỏ hơn. Với độ chính xác cao như trên, phải tới 300 triệu năm, đồng hồ nguyên tử mới chậm 1 giây.

Trong năm 1820, một vòng quay chính xác mất 24 giờ, hoặc 86,400 giây tiêu chuẩn. Kể từ năm 1820, ngày mặt trời đã tăng 2,5 phần nghìn giây. Năm nay sẽ lần thứ 26 kể từ năm 1972, giây thứ 2 được thêm vào.

Có một ví dụ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này, đó chính là năm nhuận. Cứ bốn năm sẽ có một năm nhuận, khi chúng ta có thêm một ngày bào tháng 2. Vì thực tế một năm của chúng ta sẽ không phải là 365 ngày chẵn mà là 365,242 ngày. Do đó nếu không tính năm nhuận thì mỗi năm chúng ta sẽ bị mất đi khoảng 6 giờ đồng hồ. Điều này sẽ dẫn tới sự không chính xác của lịch hiện đại mà chúng ta sử dụng.

Trở lại với thời gian thêm 1 giây vào ngày 30/6 tới, đây là “sự bù đắp” tương tự như năm nhuận nhưng ở một quy mô nhỏ hơn. Nếu chúng ta bỏ qua phần này, hàng chục ngàn năm sau, chúng ta sẽ có bữa sáng vào lúc 2h sáng. Tất nhiên, một người không thể sống chừng ấy thời gian và sự thay đổi diễn ra một cách chậm chạp, thấm nhuần vào từng thời đại. Bởi vậy, nhiều nhà khoa học đề xuất bỏ thời gian 1s này để tránh những hậu quả liên quan đến hệ thống mạng máy tính toàn cầu nhưng những ý kiến này đã nhanh chóng bị bác bỏ.

Mạng Internet có sụp đổ vào ngày 30/6?

Theo các nhà khoa học, thêm vào giây thứ hai là việc nên làm và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người ở những thế kỷ trước đây. Song, ở hiện tại, nó sẽ đem đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho các thiết bị điện tử có tích hợp khả năng tính toán, đồng bộ thời gian như máy tính, các thiết bị thông minh, hệ thống máy chủ, internet…

Theo John Engates - giám đốc công nghệ của Rackspace - việc giữ các đồng hồ máy tính đồng bộ thời gian sẽ phức tạp hơn bởi không phải tất cả mọi nơi sẽ thêm giây nhảy trong cùng cách/ cùng thời điểm. Khi đó, các hệ thống máy tính sẽ “bối rối” khi đồng hồ hiển thị giây thứ 60 hoặc nháy giây 59 hai lần trước khi sang 00. Ở cả hai trường hợp đó, máy tính sẽ nghĩ logic rằng, đang có một điều gì đó bất hợp lý xảy ra và nó sẽ ngưng hoạt động hoặc cũng có trường hợp hệ thống bị lỗi khiến đơn vị xử lý trung tâm quá tải.

Trong năm 2012, các vấn đề phát sinh khi hệ thống con đã bị nhầm lẫn bởi sự thay đổi thời gian và gây sự “hiếu động” thái quá trên các máy chủ nhất định. Nhiều công ty, bao gồm cả Reddit, Yelp và LinkedIn, báo cáo tai nạn của các hệ thống mà họ phải vật lộn để đối phó.

Biểu đồ thay đổi về mặt thời gian mỗi năm. Ảnh: Internet

Dĩ nhiên là các hãng công nghệ cũng tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Một vài công ty bao gồm cả Google, đã để xuất một giải pháp "đánh lạc hướng". Theo đó vào lúc diễn ra việc bổ sung 1 giây, người ta sẽ bắt các hệ thống máy chủ phải dùng thời gian phụ thêm để thực hiện một bản Cập nhật, điều này sẽ giúp máy tính không nhận ra 1 giây thêm vào.

Cách tiếp cận này dường như đã có hiệu quả và năm nay, Google tuyên bố sẽ tiếp tục dùng kỹ thuật này. Và đó chỉ là Google, các dịch vụ khác trên Internet vẫn chưa công bố họ sẽ sử dụng cách nào để ứng phó với điều này.

Như vậy, có nguy cơ tiềm ẩn về sự sụp đổ về internet vẫn hiển hiện nhưng các nhà chức trách sẽ có những giải pháp hợp lý. Chúng ta sẽ cùng chờ đợi!

 

Người Trung Quốc đã kiểm duyệt internet như thế nào?

(Techz.vn) Bằng những âm mưu và công cụ của mình, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện thành công chiến lược “triệt tiêu Google, thủ tiêu Facebook”, đồng thời đưa internet nằm hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của họ.