Đời sống

Cố Giáo Sư duy nhất của Việt Nam có 2 bằng tiến sĩ ở tuổi 23: Từng làm PGĐ Đại học Sư Phạm Hà Nội

 

Theo đó, Ông Nguyễn Mạnh Tường chính là 1 hiện tượng trong lịch sử khoa cử của Việt Nam. 

Sinh năm 1909, quê Từ Liêm, Hà Nội, trong một gia đình công chức, từ nhỏ ông Nguyễn Mạnh Tường đã sớm tiếp thu nền giáo dục phương Tây cũng như là tiếng Pháp.

Bảo vệ thành công 2 luận án tiến sĩ ở tuổi 23

Sau khi tốt nghiệp  tú tài triết học loại ưu ở trường Albert Sarraut (Hà Nội), vào năm 1927 ông đã được cấp học bổng sang học một trong những  trường có truyền thống lâu đời của nước Pháp là trường Đại học Montpellier. Tại đây, Nguyễn Mạnh Tường học ban Văn và chỉ trong 3 năm ông đã có chuỗi thành tích ấn tượng khi trong vòng 3 năm đã liên tiếp đỗ các bằng: Cao đẳng Văn chương, Cao đẳng Cổ văn Hy - La, cử nhân Văn khoa, cử nhân Luật khoa, Cao đẳng Ngôn ngữ và Văn tự cổ điển. Điều này thậm chí còn khiến nhiều thầy trò người Pháp phải kinh ngạc 

Cũng trong năm 1932, khi chỉ mới 23 tuổi ông đã bảo vệ thành công 2 luận án tiến sĩ hai ngành khác nhau. Thậm chí, đến tận thời gian hiện tại, Việt Nam và Pháp vẫn chưa ai có thể lấy 1 lúc hai bằng tiến sĩ ở tuổi 23. Chưa kể đến việc hai bằng tiến sĩ này đều là bằng tiến sĩ quốc gia (docteur d’État) - được đánh giá là khác và giá trị hơn bằng bằng tiến sĩ ngày nay (docteur nouveau) mà nhiều người có thể đạt được.

Đáng nói, vào ngày 28/5/1932, Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ Luật (đề tài Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam, Tổng luận về luật nhà Lê) của ông có rất nhiều người dự. Đây thậm chí được đánh giá là 1 sự kiện làm vang danh trường Đại học Montpellier.

Điều khó tin hơn nữa là chỉ hai tháng sau, ông tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ Văn chương "Luận án giá trị Kịch Alfret de Musset" kèm theo một bản phụ lục "Nước An Nam trong văn học Pháp của Jules Boissière". Lúc đó, Nguyễn Mạnh Tường  trở thành hiện tượng ‘có một không hai’ trong lịch sử khoa cử hai nước Việt - Pháp.​

Sức học đáng nể của Nguyễn Mạnh Tường không chỉ đến từ sự thông minh mà còn nhờ khổ luyện khi từ lớp 6 đến Tú tài, ông có thói quen mỗi tuần đọc 2 cuốn tiểu thuyết Tây. 

Về nước tháng 9/1932 rồi sau đó lại sang Pháp, ông đã ngao du khắp các xứ Âu, Phi trong suốt 3 năm liền bằng tiền  học bổng để đi nghiên cứu. Trong thời gian này ông đã viết một số cuốn sách trong đó có cuốn Sourire et larme d'une jeunesse (Nụ cười và giọt lệ của một tuổi thanh niên)  với nội dung nói lên nỗi tủi cực của thanh niên các nước thuộc địa trong con đường học hành cùng một cuốn sách ca ngợi tình yêu.

Về nước và đóng góp cho đất nước: Từ luật sư cho tới Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khi về nước lần thứ 2 vào năm 1936, ông được bổ nhiệm dạy ở Trường trung học bảo hộ (hay còn gọi là trường Bưởi),ở lớp đào tạo các tú tài bản xứ. Đến năm 1944 vì mâu thuẫn với nhà trường thực dân và không chịu  tham gia tuyên truyền cho chính sách thu mua lúa giúp Nhật của họ, ông đã nộp đơn xin ra khỏi giáo giới, và về nhà mở văn phòng luật sư.

Hai năm sau, Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã nhận được lời đề nghị của Bác Hồ tham gia vào phái đoàn Chính phủ chuẩn bị đàm phán với Pháp ở Đà Lạt.  Ông cùng gia đình rời Hà Nội lên Việt Bắc khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau đó, ông tham gia công tác luật sư cho Chính phủ. Ông cũng được lựa chọn vào đoàn Chính phủ đi dự Hội nghị Bảo vệ hoà bình thế giới ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1952 và ở Viên (Áo) năm 1953 trong thời gian nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. Ông cũng từng đi dự Hội nghị Luật gia dân chủ thế giới họp ở Bruxelles (Bỉ) vào năm 1956 với tư cách Trưởng đoàn Luật gia Việt Nam.

Vợ chồng cố Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (ngồi hàng đầu) và các học trò.

 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường được Chính phủ tín nhiệm sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc với 1 số chức vụ như: Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Luật sư, Uỷ viên BCH Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới, Uỷ ban Đoàn kết Á Phi của Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đoàn kết.

Sau này, ông chuyển công tác về Nhà xuất bản Giáo dục, rồi làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài ở Viện Khoa học giáo dục. Ông chính thức nghỉ hưu vào năm 1970, mất năm 1997, thọ 88 tuổi.

 

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội- ĐHQGHN: Là tên của 1 phố ở Q.Thanh Xuân

Hiệu trường đầu tiên của trường Đại học tổng hợp Hà Nội nay là ĐHQGHN là 1 nhà Vật lý tài ba, nhà giáo Nhân dân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam