Đời sống

Choáng với độ giàu có của dân tộc Kinh ở Trung Quốc: Có nguồn gốc từ Hải Phòng, Quảng Ninh

Bằng mọi cách giữ gìn văn hóa dân tộc 


Trải qua hơn 500 năm sinh sống, mới đây, người Việt ở thôn Vạn Vĩ, thị trấn Giang Bình, Thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây vui mừng thông báo đã trở thành một dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Niềm vui còn được nhân đôi khi dân tộc Kinh  ở đây được công nhận là một trong những dân tộc thiểu số giàu nhất ở Trung Quốc.

Chưa nói đến sự thịnh vượng về kinh tế của cộng đồng người Việt ở đây, điều đáng quý là tất cả mọi người đều rất coi trọng đến việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đa số người dân ở đây đều nói tiếng Việt rất tốt. 

Ông Tô Xuân Phát – một nghệ nhân đàn bầu ở thôn Vạn Vĩ cho biết, ngoài việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, chúng tôi còn đặc biệt quan tâm đến việc truyền dạy đàn bầu cho các thế hệ con cháu người Việt.

Ông Phát cũng chính là người tiên phong đi đầu trong việc mở lớp dạy cho những ai yêu thích loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc Việt Nam. Theo như chia sẻ, tới nay ông đã dạy cách đánh đàn bầu cho hơn 300 người. Tiếng lành đồn xa cùng sự tâm huyết với việc giảng dạy nhiều học trò của ông đến từ những nơi rất xa như Hồng Kông, Ma Cao và nhiều địa phương khác ở Trung Quốc.

screenshot-1641-1689502372.jpg
 


Để đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng thế hệ trẻ yêu thích và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc đặc biệt là nghệ thuật chơi đàn bầu, ông Tô Minh Phương – Bí Thư Chi bộ Thôn Vạn Vĩ – Thị trấn Giang Bình – Quảng Tây – Trung Quốc cho biết:  “Địa phương tạo điều kiện về môi trường cho các em được học tập, bồi dưỡng từ nhỏ và chính quyền các cấp cũng có những tài trợ nhất định để các em được phát triển”.

Không chỉ có sự nhiệt tâm của đội ngũ những người đứng đầu cộng đồng người Việt ở đây, theo ông Tô Xuân Phát, Chính phủ Trung Quốc cũng vô cùng tạo điều kiện hỗ trợ người truyền dạy đàn bầu 10.000 nhân dân tệ mỗi năm. Ông Phát tâm sự: “Ngày trước không có tiền nhưng tôi vẫn dạy đàn bầu cho các cháu. Mỗi năm Nhà nước hỗ trợ 10.000 tệ nhưng chi phí vào đàn bầu cho con cháu đi học là 20.000 nhân dân tệ. Mình không thể lấy tiền đó để làm giàu được mà chỉ để phát triển văn hóa cho các con, các cháu”.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc, người Kinh ở Vạn Vĩ còn lưu giữ nhiều phong tục, nghi lễ mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như cúng cơm ông bà tổ tiên vào dịp tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng… Không chỉ có vậy, đồng bào nơi đây vẫn giao tiếp bằng tiếng Việt, dạy chữ Nôm và lưu giữ nhiều tài liệu, sách báo, hiện vật về lịch sử dân tộc Kinh của Việt Nam.


Sự giàu có của dân tộc Kinh tại Trung Quốc 


Được biết, xuất thân của những người Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc đều đến từ những vùng biển của Việt Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh. Do đó, ngoài việc tích cực giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, người Kinh ở Tam Đảo còn là một dân số thiểu số đi đầu trong việc phát triển kinh tế.

Những hộ gia đình tiêu biểu nhất phải kể đến đó là gia đình nghệ nhân Tô Xuân Phát. Đúng truyền thống giỏi việc nước, đảm việc nhà. Hiện các con, cháu của ông đang tập trung làm nghề thu mua hải sản, và các nghề khác như du lịch, buôn bán khu vực biên giới. Trung bình, thu nhập mỗi tháng của gia đình ông Phát tính riêng doanh thu từ nghề biển là khoảng 5-7 vạn tệ (tính ở thời điểm 2013) tương đương với 165 triệu đồng.

screenshot-1639-1689502372.jpg
 

Vững về kinh tế, những công trình nhà ở của gia đình ông Phát đều rất khang trang. Rảnh rỗi ông thường dành thời gian trồng trọt, chăn nuôi. Phong cảnh mang đậm dấu ấn của những ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, có vườn cây sai quả, mùa nào thức ấy, có dãy chuồng lợn gà phía sau… Thỉnh thoảng, trong không gian thanh bình, vang lên một tiếng đàn bầu trong vắt, tưởng chừng như đang ở Việt Nam vậy. 

Ông Tô Minh Phương – Bí thư thôn Vạn Vĩ không giấu nổi niềm tự hào chia sẻ rằng, với 1.320 hộ, 5.237 nhân khẩu, đây là thôn có thu nhập và đời sống khá nhất trong khu vực.

screenshot-1640-1689502372.jpg
 


Đại diện Ủy viên thường vụ chính hiệp thành phố cảng Phòng Thành - ông Tô Minh Lợi từ một ngư dân trưởng thành từ nghề biển giờ đây đã trở thành một doanh nhân có tiếng ở thị trấn Giang Bình. Vị lãnh đạo này tâm sự ông có nhiều dịp trở về Việt Nam làm ăn với các đối tác trong nước. Từ Nam tới Bắc, ông Lợi có dịp đi qua nhiều tỉnh, thành và làm ăn với nhiều người. Ông Lợi nói: “Nhờ hai nước thương mại thông thương nên bà con làm ăn cũng được. Người Kinh ở Trung Quốc không ngại làm bất cứ việc gì, chỉ cần làm đúng, có nhà nước ủng hộ. Người dân tộc Kinh thiểu số ở Trung Quốc được tạo điều kiện phát triển rất tốt. Anh em chúng tôi về Việt Nam cũng luôn được chào đón”.

Trải qua hơn 500 năm tích cực giao lưu, hòa nhập với xã hội ở vùng đất mới người Kinh tại Vạn Vĩ với hơn 10 đời sinh sống đã có nhiều thay đổi tích cực. Không chỉ là đơn vị đi đầu về kinh tế mà điều đáng trân trọng hơn là người Kinh gốc Việt nơi đây bằng mọi cách vẫn luôn quan tâm gìn giữ, phát huy những phong tục, nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. 

 

Tin nóng 16/7: Tên độc lạ nhất Việt Nam, không có cái tên thứ 2; Những họ hiếm chiếm 10% dân số

Tin nóng ngày 16/7 nổi tiếng với các tin tức như: Những cái tên khai sinh độc lạ nhất, cả Việt Nam không có cái tên thứ 2, 99% chưa từng nghe qua; Những họ hiếm nhất tại Việt Nam: Chỉ có 10% dân số sở hữu, bất ngờ khi có nguồn gốc từ Trung Quốc?