Nhịp sống số

[Chia sẻ] Bạn có "dám" chạy đa nhiệm, bật Bluetooth không?

id="post_message_12023329">
[Chia sẻ] Bạn có "dám" chạy đa nhiệm, bật Bluetooth không?

Tiêu đề hơi sốc nhưng mục đích mình lập topic này là để nói về cách mà chúng ta đang xài ĐTDĐ mà cụ thể hơn là Smartphone và máy tính các loại. Thông thường, mình hay thấy người Việt Nam chúng ta rất "tiết kiệm" trong việc sử dụng điện thoại, nào là không dám chạy đa nhiệm, tắt tất cả những phần mềm đang chạy ẩn, tắt luôn cả các kết nối, dịch vụ không dùng đến, thậm chí cả Bluetooth cũng không muốn/dám bật với lý do: sợ máy hết pin?!? Thú thật, mình cũng từng là một người có tâm lý như vậy. Nhưng làm như vậy khác nào ta đang đi ngược lại xu thế phát triển của thế giới công nghệ, luôn muốn đi lùi trong khi công nghệ thì đi tới?

Nhờ lại hồi Nokia bắt đầu tung ra những chiếc smartphone đầu tiên của mình chạy hệ điều hành Symbian có khả năng chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng cùng lúc và hỗ trợ nhiều loại kết nối khác nhau. Đó là một bước tiến lớn của ngành công nghiệp điện thoại nhưng ngay lập tức, các tờ báo trong và ngoài nước bắt đầu xuất hiện các bài viết như "Thủ thuật tiết kiệm pin trên điện thoại", "Cách tăng thời lượng pin..." mà đa phần nội dung của các bài viết đó đều hướng dẫn cho người đọc cách để tắt các ứng dụng chạy ẩn, tắt các kết nối không dùng đến, xóa các ứng dụng có sẵn của hệ thống... Vô hình chung đã khiến cho rất nhiều bạn đọc, những người sử dụng smartphone lúc bấy giờ bị "nhiễm" luôn các lý thuyết và "nguyên tắc" sử dụng đó. Bản thân các bài viết đó không xấu, nhưng những người dùng như chúng ta lại quá nhuần nhuyễn lý thuyết đó, đâm ra cho đến ngày nay, rất nhiều người vẫn còn "sợ" để chiếc điện thoại yêu dấu của mình phải chạy đa nhiệm, luôn tìm mọi cách tắt tất cả ứng dụng chạy ẩn vì sợ nó phải làm việc nặng nhọc, không dám mở hết các kết nối mà máy hỗ trợ chỉ vì sợ máy sẽ mau hết pin. Như vậy chẳng khác nào có con trai mà không dám cho nó chơi thể thao, không dám cho nó cưới vợ vì sợ nó mệt?! Nếu điện thoại được làm ra với các tính năng ưu việt đó thì tại sao ta lại không sử dụng nó một cách triệt để?

Những lý thuyết tiết kiệm pin trên có thể đúng vào thời điểm trước đây, khi mà pin điện thoại còn yếu. Nhưng hiện nay, pin của hầu hết các smartphone ngày nay đều đã khá "chuẩn". Chuẩn ở đây mình nói chính là thời gian sử dụng, và mình tự cho trong bài viết này đó là chuẩn pin 1 ngày. Các smartphone ngày nay dù pin có tệ thế nào thì chí ít cũng xài được một ngày, tức là sạc qua đêm, sáng bắt đầu sử dụng đến chiều tối là gần hết với cường độ sử dụng điện thoại dày đặc. Lúc đó bạn cũng có thể về nhà và cắm sạc đi ngủ đến sáng rồi (mình không nói đến những ai phải làm việc nhiều ngày liên tục, không có cả thời gian của ban đêm để ngủ và sạc vì lúc đó họ sẽ tự biết cách dự phòng thêm 1 chiếc điện thoại nữa).

[Chia sẻ] Bạn có "dám" chạy đa nhiệm, bật Bluetooth không?
Hãy để smartphone được phục vụ bạn hết mức có thể

Mình đã thử dùng và trải nghiệm qua rất nhiều loại điện thoại khác nhau, từ Symbian S60v1 cho đến cả Symbian Belle, từ Android, iOS, MeeGo, Bada cho đến cả BlackBerry 9900 (vì đặc biệt pin của 9900 là khá tệ so với các máy BlackBerry khác) và rút ra một điều là: dù cho bạn có chạy đa nhiệm hay không (để nhiều chương trình chạy ẩn cùng lúc, không tắt), bạn có bật Bluetooth để kết nối với tai nghe không dây hay không thì pin của máy cũng không sụt giảm nhiều so với khi tắt hết tất cả những thứ đó. Từ đó mình đã mạnh dạn "xài" điện thoại hơn. Cái gì cũng bật và hầu như không bao giờ tắt. Kể cả khi mới khởi động lại máy thì mình cũng ngay lập tức mở ngay các chương trình thường dùng như Gallery, Google Maps, Note, Ghi âm, Lịch... và để cho chúng chạy ẩn. Để khi cần kíp, chỉ cần nhấn một phát là chương trình hiện ra ngay mà không cần phải chờ đợi.

Mặc dù thời gian khởi động nguội của các ứng dụng cũng khá nhanh, chỉ mất có 1, 2 giây nhưng nếu phải sử dụng chúng nhiều lần, hay khi trong những trường hợp cấp bách, cần kíp phải nhanh tay sử dụng ứng dụng đó ngay lập tức thì 1, 2 giây đó lại trở nên rất dài và dễ gây... nóng máu. Mình rất thích chạy đa nhiệm, mình thích khi cần chỉ việc ấn 1 cái là ứng dụng mở lên ngay mà không cần phải chờ đợi. Ngoại trừ một số máy quản lý đa nhiệm kém, xảy ra hiện tượng "lag" khi chạy đa nhiệm thì mình mới phải tắt bớt chương trình thôi. Còn đối với các máy quản lý bộ nhớ tốt như Android hay BlackBerry thì mình có thể chạy gần chục phần mềm cùng lúc mà máy vẫn hoạt động nhanh như gió.

Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về việc này, mình khuyên các bạn là hãy thử bỏ ra 1 tuần để trải nghiệm chiếc smartphone của bạn một cách tối đa như cách mình đã trình bày ở trên. Sau đó tự so sánh cảm giác đó với cách mà bạn xài điện thoại trước đây rồi tự mình rút ra cách xài hiệu quả nhất. Nên nhớ là pin của điện thoại ngày nay đã tốt lắm rồi, các hệ điều hành cho di động ngày nay cũng khá thông minh, đủ để quản lý tốt các ứng dụng chạy đa nhiệm nên bạn không cần phải lo lắng nhiều về những yếu điểm trong quá khứ của chúng. Hãy để điện thoại được phục vụ chúng ta hết sức, đừng để ta phải phục vụ lại nó. Xin hết. Mời các bạn cùng chia sẻ cách sử dụng điện thoại thông minh của mình và bình luận một cách tinh tế [Chia sẻ] Bạn có "dám" chạy đa nhiệm, bật Bluetooth không?.

Giải đáp một số "bí ẩn" về ĐTDĐ:
  • Bí ẩn: Chạy nhiều ứng dụng làm máy chạy chậm hẳn?
  • Sự thật: Chỉ đúng với một số hệ điều hành nhất định. Ví dụ như Symbian phiên bản cũ (S60v3, S60v5), khi chạy nhiều ứng dụng thì máy sẽ chậm đi thấy rõ > nên tắt bớt. Còn đối với các hệ điều hành khác chẳng hạn như Android thì không có chuyện máy chậm khi có nhiều ứng dụng chạy ẩn, nếu có cũng rất hiểm xảy ra bởi vì khi thiếu bộ nhớ thì máy sẽ tự động tắt bớt các ứng dụng ít xài nhất. Đọc thêm 2 bài viết này: (Cập nhật) Nguyên nhân bạn không nên dùng task killer trên Android, P2: Google,LifeHacker,Cyanogen,... nói gì về task killer trên Android?
  • Bí ẩn: Mở Bluetooth rất dễ bị hack Bluetooth?
  • Sự thật: Hack được nếu nạn đang dùng các máy feature phone, tức điện thoại phổ thông nhưng có Bluetooth. Còn đối với smartphone thì máy sẽ yêu cầu xác nhận trước khi mở kết nối.
  • Bí ẩn: Chạy đa nhiệm hao pin?
  • Sự thật: Hầu như không đáng kể. Cứ yên tâm mà xài.