Khoa học & Đời sống

CEO Nhật: Người Việt trẻ giỏi nhưng nhảy việc nhiều quá, làm chưa đủ 1 năm đã bỏ việc, chúng tôi không đủ niềm tin giao cho các bạn những dự án toàn cầu!

Nhật Bản đang thiếu hụt nguồn nhân sự IT liên quan đến các công nghệ mới cả về chất và lượng. Để giải quyết vấn đề đó, việc mở các công ty con ở các quốc gia có lợi thế về nhân lực IT như Việt Nam đang được đẩy mạnh.

Đề cập đến thế mạnh của nền công nghệ Việt Nam tại sự kiện "Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4", ông Kunihiko Togawa - Giám đốc Công ty DTS Sofyware Vietnam - cho rằng nhân lực công nghệ trẻ, giỏi là ưu điểm vượt trội khi so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước khác.

Tuy nhiên, vị giám đốc người Nhật có kinh nghiệm làm việc với các đối tác trên 40 quốc gia thừa nhận rằng: Điểm trừ lớn nhất của người Việt trẻ là các bạn có nhiều tham vọng trong công việc của mình, dẫn tới tỷ lệ bỏ việc khá cao.

"Trong 1 năm làm việc các bạn đã nghỉ rồi. Có rất nhiều người như vậy... Tỷ lệ bỏ việc nhiều cũng khiến đội chi phí của DN lên rất nhiều. Tôi nghĩ đây là rào cản rất lớn", ông Togawa nhìn nhận.

 

Ông Shigenaka Keitaro - Giám đốc của Công ty phát triển phần mềm Toshiba Vietnam, trực thuộc Tập đoàn Toshiba - cũng đồng tình với ý kiến trên. Ông Keitaro đã sang làm việc tại Việt Nam được 2,5 năm. Và đội ngũ kỹ sư IT tuổi đời còn trẻ nhưng rất giỏi của Việt Nam là lợi thế lớn trong mắt ông.

Nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng để phát triển trong dài hạn và nhắm tới việc thực hiện những dự án toàn cầu thì rất khó giao cho Việt Nam.

"Các bạn gắn bó với công ty trong thời gian rất ngắn, vì thế chúng tôi không có đủ niềm tin để giao cho các bạn những dự án lâu dài cũng như dự án mang tính chất toàn cầu", ông Keitaro thẳng thắn.

Nhân lực luôn là thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA) do OECD nghiên cứu, Kết quả học tập của học sinh Việt Nam nằm trong Top 20 và đặc biệt giỏi về toán và khoa học là đó chính là nền tảng cho giáo dục đại học về công nghệ. Hiện tại có 290 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam cung cấp đào tạo CNTT và có khoảng 55.000 sinh viên CNTT theo học hàng năm.

Theo đánh giá của HackerRank- Hoa Kỳ, Việt Nam là đất nước mà năng lực của các nhà phát triển phần mềm xếp thứ 1 ở Đông Nam Á và xếp thứ 23 trên toàn thế giới.

Vài năm trở lại đây, tỷ lệ bỏ việc, nhảy việc khá cao là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị nhân sự của những công ty Nhật Bản tại Việt Nam, mà sự tranh giành nhân tài trong lĩnh vực IT giữa các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân.

Tạ Sơn Tùng - Chủ tịch HĐQT công ty gia công phần mềm Rikkeisoft - bạn trẻ từng được vinh danh trong danh sách Forbes Vietnam 30 under 30 năm 2014 cho biết nhân lực cũng là vấn đề công ty này gặp phải khi làm ăn tại Nhật, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ bỏ việc và nghỉ việc của những nhân sự có chuyên môn và trình độ ngày càng tăng cao.

Giải pháp công ty của Tùng đang thực hiện là tuyển dụng trực tiếp từ các trường đại học, đồng thời phái cử đội ngũ sang Nhật để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ.

Một số giải pháp các diễn giả đưa ra để giảm tỷ lệ nhảy việc trong nhân sự ngành công nghệ là xây dựng hệ thống lương thưởng công bằng và văn hóa doanh nghiệp để giữ chân nhân tài.

Theo Trí thức trẻ, Cafebiz

 

Gửi những người đang 'chết' ở tuổi trẻ của mình: Đừng để thứ Hai ám ảnh bởi nỗi sợ hãi mang tên ĐI LÀM

(Techz.vn) Chọn một công việc cũng giống như cưới một người vợ, công việc này phải mang cho bạn hạnh phúc. Đừng có nhắm mắt đưa chân, đừng cố "kết hôn" với điều mà bản thân không mong muốn.