Kế hoạch của vị CEO này tập trung vào 5 mảng chính:
Trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây:
Krzanich hoàn toàn nhận thức được sự chuyển dịch sang hướng dữ liệu đám mây của thế giới và Intel hiện đang nắm giữ thị trường nhờ những con chip cho dịch vụ điện toán đám mây này, thứ giúp đem lại cho công ty 30% doanh thu và cũng là lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn thứ hai của Intel. Với việc thị phần về PC đang dần co lại, Intel sẽ càng phải dựa dẫm nhiều hơn vào khoản mục này.
Thế giới hiện đang chuyển sang hướng dữ liệu điện toán đám mây. Ảnh: Internet
“Vạn vật kết nối”:
Intel đang đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực Internet of Things (IoT), hay gọi một cách hoa mỹ là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Đây là một thị trường rộng lớn cho những thiết bị kết nối và chia sẻ dữ liệu, bao gồm từ những sản phẩm nhỏ như smartwatch cho đến những chiếc xe tự lái. “Cơ hội lớn nhất của IoT đó chính là mạng lưới này bao phủ lên tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay, nó vô cùng phổ biến.” Krzanich viết trên blog của ông.
IoT hiện đang dần bao trùm tất cả mọi thứ trong cuộc sống. Ảnh: Internet
Giải pháp bộ nhớ và lập trình:
Một lĩnh vực đang phát triển khác của Intel là chip bộ nhớ có thể sử dụng trong trung tâm dữ liệu và các dịch vụ thuật toán đám mây. Công ty cũng đang đầu tư vào một vài chủng loại chip lập trình đặc biệt như FPGA, thứ đã dẫn đến việc mua lại công ty Altera với 16 tỷ đô-la Mỹ của Intel vào năm ngoái, được xem là thương vụ lớn nhất của công ty này.
Năm 2015 đánh dấu thương vụ lớn nhất của Intel. Ảnh: Internet
Tính kết nối:
Intel đã bỏ lỡ cơ hội để chiếm lĩnh thị trường điện thoại và điện thoại thông minh, xét về mức độ cạnh tranh, việc kinh doanh điện thoại của Intel so với những đối thủ khác là khá nhỏ. Krzanich không muốn lặp lại lỗi lầm đó và đã tự hứa với lòng mình rằng công ty sẽ đóng vai trò lớn trong việc phát triển kết nối mạng 5G. “Tính kết nối là vấn đề cơ bản cho tất cả mọi người trong phân khúc thị trường dữ liệu đám mây mà công ty đang hướng tới.”
Công ty muốn chiếm lĩnh kết nối mạng 5G. Ảnh: Internet
Định luật Moore:
Tiến trình phát triển của những con chip Intel được dự đoán là dựa vào định luật Moore. Thuật ngữ này có vẻ xa lạ đối với nhiều người, trên thực tế, theo định luật này thì cứ 2 năm, kích cỡ của một con chip bán dẫn sẽ phải nhỏ đi gấp 2 lần. Điều này đã trở thành kim chỉ nam cho cả thế giới: cứ 2 năm thì khả năng tính toán của các dòng vi xử lý sẽ buộc phải tăng gấp đôi. Nếu không thì công nghệ sẽ không bắt kịp với khả năng sáng tạo của con người, dẫn đến sự trì trệ cả về công nghệ, kinh tế và xã hội.
Định luật Moore được thiết lập bởi người sáng lập của Intel. Ảnh: Internet
Người đã làm nên định luật Moore không ai khác chính là một thành viên sáng lập của Intel. Tuy nhiên, gần đây, công ty này đã “nới” luật ra thành 2,5 năm nhưng Krzanich cũng đã tuyên bố rằng sẽ đầu tư vào lĩnh vực chip để kéo nó trở về mức 2 năm như cũ. Dù vậy, ông ấy không đưa ra những mốc thời gian cụ thể cho công cuộc này.
Intel hiện đang trong quá trình cải cách lớn với hi vọng sẽ vượt qua được thời gian dài lụn bại với doanh số bán PC thấp kỷ lục. Krzanich đã chuyển dịch hướng tập trung của công ty, phát triển trung tâm dữ liệu, Internet of Things, và cân nhắc thay đổi một vài vị trí cấp cao, thuê ngoài nhân sự.
Krzanich hiện đang cố gắng để đưa Intel ra khỏi sự trì trệ trong nhiều năm liền. Ảnh: Business Insider
Một trong những sự thay đổi đó chính là Venkata “Murthy” Renduchintala, Giám đốc cũ của hãng công nghệ Qualcomm mới đây đã về đầu quân cho Intel như Phó Giám đốc điều hành. Trên thực tế, Krzanich để Venkata quản lý gần phân nửa những hoạt động của công ty. Ông nói rằng, Venkata sẽ là nhân tố trọng yếu trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Tham khảo: Business Insider