CĐM sững sờ khi thấy Bà Tân Vlog bỏ nấu ăn, chuyển sang bán hàng online câu views?
Độ hot của Bà Tân Vlog ngày càng lớn. Từ một người phụ nữ thôn quê bình dị, giờ đây bà Tân đã trở thành hiện tượng mạng được nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những rắc rối, khó chịu. Lợi dụng tên tuổi của Bà Tân Vlog, hàng loạt tài khoản giả mạo đã được lập ra với mục đích trục lợi.
Theo đó, trên YouTube và Facebook thời gian qua xuất hiện rất nhiều tài khoản lấy tên tuổi của bà Tân. Chỉ cần tìm kiếm trên thanh công cụ, hàng loạt kết quả hiện ra. Những tài khoản có ảnh bà Tân, đăng tải những video của chính chủ xuất hiện ồ ạt. Tất tần tật thông tin của bà Tân được sao chép lại khiến nhiều người cũng không thể phân biệt thật giả. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi các tài khoản giả mạo cũng có được hàng chục nghìn lượt người theo dõi.
Trong các tài khoản đó chia sẻ thông tin của bà Tân, kêu gọi nhấn like trang và rồi lợi dụng sự cả tin của một số người để mua bán hàng online. Một tài khoản có tên “Bà Tân Vlogs” với hơn 11 nghìn theo dõi còn đăng bài bán điện thoại với giá rẻ cho 10 người bình luận và nhắn tin địa chỉ nhanh nhất. Đây rõ ràng là hành vi lợi dụng tên tuổi của người khác để trục lợi.
Thực tế, bà Tân Vlog chẳng hề bán hàng online và vẫn chỉ làm những video về nấu ăn mà thôi. Việc người nổi tiếng bị giả mạo tài khoản mạng xã hội không còn xa lạ gì với cộng đồng mạng. Không chỉ bà Tân, trước đó có rất nhiều nhân vật phải điêu đứng khi tên tuổi của mình bị đưa ra để câu views, câu like. Những trang giả mạo đó sau khi đạt được số lượt theo dõi nhất định sẽ đổi tên để phục vụ cho mục đích khác như kinh doanh, bán hàng. Các fanpage đó cũng có thể được bán lại với giá hàng triệu đồng.
Thiết nghĩ, người dùng mạng xã hội nên tỉnh táo, xem xét kỹ các bài đăng, lượt tương tác hay thời gian lập tài khoản để tránh bị lừa đảo. Một cách đơn giản hơn là tài khoản chính thức của người nổi tiếng đa số đều đã được cấp “tick xanh”. Chính Bà Tân Vlog cũng đã có con dấu xác minh tài khoản thật này. Vì vậy, nếu muốn theo dõi, cộng đồng mạng nên tìm những trang có dấu xanh.
Theo luật phát, tại điểm d khoản 5 Điều 6 Nghị định 63/2007/NĐ-CP trong luật Công nghệ thông tin có nêu rõ, việc giả mạng trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân có thể bị phạt từ 10-20 triệu đồng. Hành vi sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm người khác cũng chịu mức phạt tương tự.
Căn cứ vào mức độ và tính chất hành vi vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu theo các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự. Thậm chí, theo Điều 121 Bộ luật Hình sự, hành vi sử dụng Facebook để giả mạo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể cấu thành tội làm nhục người khác. Nếu sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet có thể nhận án phạt tối đa 7 năm tù theo Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Nghề Vlogger: Bà Tân Vlog có thực sự giàu?
(Techz.vn) Nhiều người mong muốn kiếm tiền và đổi đời bằng việc làm vlog. Vậy nghề Vlogger có thực sự giàu và hấp dẫn như mọi người đang nghĩ…