Cây cầu duy nhất ở Việt Nam đường sắt và đường bộ dùng chung, tài xế mỗi lần đi qua lại ‘rùng mình’
Nằm bắc qua sông Lục Nam (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) có một cây cầu đặc biệt, được xây dựng từ năm 1979. Đây là cây cầu duy nhất ở Việt Nam hiện tại mà đường sắt và đường bộ còn dùng chung – cầu Cẩm Lý. Cảnh cả đoàn tàu lẫn ô tô song song vượt cầu đã chẳng còn xa lạ gì với người dân.
Cầu Cẩm Lý dài 272m, có 4 nhịp giàn thép (mỗi nhịp dài 64 mét), lòng cầu rộng 3,8m. Cây cầu này có tải trọng 9 tấn/trục, hai bên có làn xe cho cả xe máy và xe thô sơ.
Lượng xe chạy qua cầu Cẩm Lý hàng ngày rất lớn. Những chiếc xe tải từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương đi Lạng Sơn, Cao Bằng đều chọn băng qua đây để rút ngắn đường đi, tránh cả trạm thu phí. Cũng vì lẽ đó mà cây cầu phải oằn mình cõng các tải trọng quá lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Một trong những lý do khiến cầu Cẩm Lý không đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện nay là vì nó vốn được thiết kế để phục vụ tàu hỏa, mặt cầu nhỏ. Người tham gia giao thông khi đi qua đây sẽ gặp nhiều trở ngại vì không gian quá hẹp.
Các phương tiện khi đi qua cầu thường phải chờ đèn đỏ 4 – 5 phút, nhường cho làn xe đường đối diện đi qua. Nếu đúng lúc tàu đến, đoàn xe kéo dài sẽ phải chờ hàng chục phút. Một số lái xe vì vội vàng mà vượt đèn đỏ nên từng có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra ở đây.
Đã hơn 40 năm trôi qua, cầu Cẩm Lý vẫn ở đó, gánh hàng nghìn lượt xe tải trọng lớn mỗi ngày trên tuyến QL37. Các lái xe mỗi lần đi qua đây đều “thót tim” vì cảnh rung lắc của cây cầu. Dù biết là nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chọn đi qua tuyến đường này vì muốn tiết kiệm thời gian hoặc không còn lựa chọn nào khác.
Việt Nam có hồ thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á: Gấp 2.000 lần Hồ Gươm, là công trình vô cùng quan trọng
Hồ nhân tạo này có diện tích cực khủng, lớn nhất Đông Nam Á. Nó có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung.