Câu hỏi về Tôn Ngộ Không 34 năm mới có lời giải, hóa ra khán giả tự lừa mình mà không hay biết!
Tây Du Ký 1986 là tác phẩm kinh điển viết về 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng. Nếu sư phụ là người nhân hậu, một lòng hướng Phật; đại đồ đệ Tôn Ngộ Không dũng mãnh, thần thông; tam đồ đệ Sa Tăng điềm tĩnh, trầm lặng; thì Trư Bát Giới lại được xây dựng với hình tượng tham ăn tục uống, say mê nữ sắc nên nhiều lần gặp họa vì không vượt qua được ải mỹ nhân.
Hơn 34 năm công chiếu, Tây Du Ký 1986 vẫn để lại quá nhiều dấu hỏi lớn đối với khán giả. Một trong những điều hầu như chưa có ai có câu trả lời cùng sự giải thích chính xác nhất chính là "Tôn Ngộ Không có dục vọng không?". Đa phần đều cho rằng Tề Thiên Đại Thánh vốn dĩ không động lòng với bất cứ thứ gì, chỉ một lòng hướng phật, phò tá Đường Tăng đi lấy kinh.
Trước hết, chúng ta phải hiểu dục vọng ở đây là những ham muốn tột cùng của con người về: Địa vị, tiền tài, sắc dục,…
Tôn Ngộ Không có ham muốn địa vị
Trong một kiếp nạn, vì cãi lại lời sư phụ mà bị đuổi đi, Tôn Ngộ Không dứt áo trở về Hoa Quả Sơn làm Đại Vương. Tuy nhiên, sau đó, sư phụ bị yêu quái bắt giữ, Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh đến cầu cứu đại sư huynh. Không những không muốn cứu sư phụ, Tôn Ngộ Không còn dụ dỗ hai đệ cùng mình lên Tây Thiên lấy kinh, mặc kệ không quan tam sống chết của Đường Tăng.
Rõ ràng, trong tiềm thức của Tôn Ngộ Không vẫn ham muốn đạt đến vị trí cao trong tam giới, bất chấp việc làm để đạt được mục đích đúng hay sai. Tề Thiên Đại Thánh cao siêu đến đâu vẫn không thể giấu được lòng ham muốn địa vị!
Tôn Ngộ Không có ham muốn sắc dục
Vốn sẵn trong người bản tính trảm yêu diệt ma, ấy vậy mà Tôn Ngộ Không cũng có khi thương hoa tiếc ngọc, nhìn trộm yêu quái xinh đẹp tắm. Cụ thể, trong kiếp nạn Động Bàn Tơ, 7 con yêu tinh nhền nhện được miêu tả qua đôi mắt Ngộ Không chẳng khác nào trần gian mỹ nữ, được ví cả với Hằng Nga tiên tử. Khi lũ quỷ nhện tung tăng nghịch ngợm dưới nước, miệng cười không ngớt, nô đùa té nước giễu nhau. Nếu như tính cách vốn có của Tôn Ngộ Không thì đã ngay lập tức đập cây gậy Như Ý của mình xuống giải trừ yêu quái. Tuy nhiên, Ngộ Không đã lưỡng lự không giết ngay mà bỏ về, dồn trọng trách cho Bát giới.
Theo nguyên tác, bảy con yêu tinh phun tơ chính là tượng trưng cho "thất tình", là sợi dây tơ tình hay vương vấn cản trở người tu luyện, vừa là chuyện của Đường Tăng sa phải lưới nhền nhện, vừa là lỗi lầm khó chối bỏ của Tôn Ngộ Không khi "tiếc ngọc thương hoa", để sổng yêu quái, kéo dài đại nạn.
Lại nói trong nguyên tác văn học, hồi thứ 73 này có tên là: "Hận cũ bởi tình, gây nên đầu độc mới, Đường Tăng gặp nạn, Tỳ Lam phá hào quang", đã tiết lộ hàm ý thâm sâu của tác giả. Vì tình mà sinh hận, vì tình chưa hoàn toàn cắt đứt nên mới bị đầu độc một lần nữa. Dục vọng ái tình là thuốc độc đối với người tu luyện, có thể khiến nhân sinh chìm đắm mê muội, quên đi gốc thiện, lơ là cảnh giác, dùng dằng chẳng tha.
Như vậy, thực chất Ngộ Không vốn là người có ham mê, có dục vọng chứ không phải chỉ biết trừ yêu diệt quái, bảo vệ Đường Tăng như chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Tuy nhiên, qua quá trình khổ luyện lấy kinh, Tề Thiên Đại Thánh đã vứt bỏ được mọi "bụi trần", trở thành người "vô dục vô cầu". Đó cũng là lý do ngoài Đường Tăng, Tôn Ngộ Không là đệ tử duy nhất đắc đạo thành Phật.
Tây Du Ký 1986 hóa ra có đến 2 Tôn Ngộ Không, thân thế người đầu tiên sau 34 năm mới được hé lộ
(Techz.vn) Ai cũng nghĩ Lục Tiểu Linh Đồng là Tôn Ngộ Không duy nhất trong Tây Du Ký 1986. Thế nhưng hóa ra, ông chỉ là người thay thế. Danh tính của Tôn Ngộ Không đầu tiên sau 34 năm cuối cùng cũng được hé lộ.