Cảnh báo: Làm CTV bán hàng online, nhiều mẹ bỉm sữa bị lừa mất hết tài sản và không đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện
Hiện nay, bán hàng online là một trong số những công việc được các bà mẹ bỉm sữa lựa chọn nhiều nhất. Tính linh động về thời gian cũng như không gian của công việc này thực sự thích hợp với những người phải thường xuyên ở nhà chăm con nhỏ. Với những mẹ không có tiền vốn đầu tư, một hình thức mở ra đó là làm cộng tác viên phân phối sản phẩm online cho các nguồn hàng. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các mẹ bỉm sữa, không ít đối tượng xấu đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt, có người mất đến hàng tỷ đồng.
Bán hàng online là một hình thức thu hút khá nhiều bà mẹ bỉm sữa hiện nay
Bằng những lời lẽ ngon ngọt: không phải bỏ vốn đầu tư, hưởng 10% hoa hồng bán được, và có thể trả lại sản phẩm nếu không bán được… các đối tượng dễ dàng dụ dỗ được các bà mẹ bỉm sữa nhẹ dạ cả tin.
Điển hình là trường hợp của chị Ngọc (ở Cầu Giấy, Hà Nội). Chị nhận làm CTV bán hàng online cho một hãng thực phẩm chức năng không tên tuổi (xin phép được giấu tên). Chị Ngọc khá thuận lợi trong việc bán hàng online này. Trong 3 tháng đầu cộng tác, mỗi tháng doanh thu của chị đạt khoảng 30 triệu đồng, tức chị nhận được 3 triệu đồng mỗi tháng chỉ bằng việc đăng hình sản phẩm lên mạng và bán cho khách mua. Tiếp đó, chị nhận được lời mời làm đại lý, hoa hồng sẽ tăng lên mức 30 – 50%. Sẵn tâm lý đang bán được hàng, “máu” kinh doanh nổi lên khiến chị Ngọc mạnh tay đầu tư ngay 300 triệu đồng (mức thấp nhất đối với đại lý), với mức hoa hồng 30%.
2 tháng sau khi bán hết lô hàng 300 triệu, thu về 30 triệu một cách dễ dàng, chị Ngọc tiếp tục được tư vấn rằng, nếu bỏ ra 1 tỷ tiền vốn, thì mức hoa hồng sẽ tăng lên thành 50% - một con số vô cùng hấp dẫn. Suy đi tính lại, chị Ngọc quyết định đi vay vốn để đầu tư cho “thương vụ bạc tỷ” này. Tuy nhiên, sau khi nhận lô hàng bạc tỷ này về, không hiểu sao lượng người mua không còn nhiều như trước nữa. Hơn cả, khi đã là đại lý, chị Ngọc không còn có thể trả lại hàng như khi làm CTV nữa. Tiền mất, tật mang, chị Ngọc mới dần hiểu ra chiêu thức lừa đảo của kẻ xấu.
Nhiều mẹ bỉm sữa đã bị các đối tượng xấu lừa gạt, chiếm đoạt tài sản khiến tiền mất, tật mang
Tóm gọn lại như sau: ban đầu chúng tiếp cận, dụ dỗ “con mồi” làm CTV với mức chiết khấu tốt, lại không phải bỏ vốn và được trả lại hàng, sau đó cho nhiều người vào mua hàng của “con mồi” trong vài tháng đầu để thúc đẩy “máu” kinh doanh của “con mồi” khi đang trên đà bán được, chúng tiếp tục dụ dỗ “con mồi” làm đại lý với mức tối thiểu là vài trăm triệu đồng. Làm đại lý đồng nghĩa với việc không trả lại được hàng, không có người mua hoặc ít, cũng đồng nghĩa với việc “con mồi” mất trắng số tiền đã bỏ ra và phải “ôm” hàng như ôm bom mà không biết bao giờ mới “giải tán” hết.
Bọn lừa đảo thường hay tổ chức ra những “hội nghị, hội thảo” ở những địa điểm sang chảnh, tôn vinh các đại lý ảo lên chia sẻ “kinh nghiệm” bán hàng, khiến các cộng tác viên được thúc đẩy niềm tin mạnh mẽ vào việc bán hàng “nhàn mà lãi” này. Từ đó chúng dễ dàng dụ dỗ “con mồi” mở đại lý.
Quan trọng hơn hết, chúng ta không có đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để kết luận các đối tượng xấu đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Chúng chỉ lợi dụng kẽ hở tâm lý để các “con mồi” tự dâng tiền cho chúng mà thôi!
Chị Ngọc cũng chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp nhẹ dạ cả tin bị lừa như trên. Có người bị lừa nhiều, có người bị lừa ít, chỉ có số ít người tỉnh táo trước cạm bẫy bán hàng online này.
Chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản bị khởi tố lừa dối khách hàng ở dự án nào?
(Techz.vn) Theo Công an TP Hà Nội, ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, bị khởi tố vì lừa dối khách hàng tại dự án CT6 ở Hà Nội