Doanh nghiệp

Các ông lớn CN đã dùng những chiêu bài gì để dụ khách hàng

Dù rủi ro thua lỗ chẳng phải là ít nhưng sản xuất các thiết bị công nghệ đã và đang được coi là một ngành công nghiệp hái ra tiền đối với những hãng phần cứng biết sáng tạo như Apple hay Samsung. Tuy nhiên, dù lợi nhuận tính trên đầu sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất thì các ông lớn công nghệ vẫn không ngừng tìm cách vắt kiệt túi tiền của người dùng một cách khéo léo.

1. Nâng cấp bộ nhớ

Hiện nay, có thể thấy rõ rằng các thiết bị di động không hỗ trợ thẻ nhớ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đầu tiên là iPhone, iPad của Apple rồi Amazon và Google cũng lần lượt học theo cách làm này bằng cách cho ra mắt những dòng Nexus và tablet Kindle Fire không hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ để buộc người dùng phải mua những phiên bản dung lượng lưu trữ cao hơn. Đây được coi là một cách để "hút máu" người dùng bởi những nâng cấp này chỉ tốn rất ít chi phí trong sản xuất nhưng giá bán lại chênh nhau tới cả triệu đồng.

Các ông lớn CN đã dùng những chiêu bài gì để dụ khách hàng-image-1394680220730

Cụ thể, các phiên bản iPhone, iPad có dung lượng khác nhau thường có giá chênh tới 100 USD (2,1 triệu đồng) trong khi tablet Kindle Fire của Amazon với các mức lưu trữ khác nhau lại hơn có giá chên lệch từ 40 USD cho Kindle Fire 7 inch đến 50 USD cho phiên bản Kindle Fire màn hình lớn hơn. Google cũng đã học theo cách làm này với Nexus 7 và Nexus 10 không hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD. Trên thực tế, các hãng này chỉ bỏ ra một khoản chi phí rất nhỏ từ 10 đến 20 USD để nâng cấp dung lượng cho các sản phẩm của họ nhưng bằng cách bán ra với mức giá chênh lệch khá lớn kể trên, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm lại càng tăng cao, đặc biệt là khi người dùng chọn mua các thiết bị có bộ nhớ lớn.

2. Phụ kiện đắt tiền

Bên cạnh sản xuất và phân phối những thiết bị di động, các nhà sản xuất cũng đang có xu hướng tự làm ra những phụ kiện chính hãng như vỏ case, dock máy thay vì để các bên thứ 3 đảm nhiệm hết. Điều đáng nói ở đây là những phụ kiện như thế này có giá bán không hề rẻ. Đơn cử như vỏ case của iPhone 5siPhone 5c, có thiết kế đơn giản (thậm chí bị coi là không đẹp với một số người) nhưng vẫn được bán ra với giá "cắt cổ" lần lượt là 29 USD và 49 USD. Với mức giá này, khó có người dùng nào chấp nhận bỏ thêm tiền cho những phụ kiện này. Thay vào đó họ sẽ tìm đến những lựa chọn phụ kiện vỏ khác từ bên thứ 3 đẹp và rẻ hơn nhiều.

Các ông lớn CN đã dùng những chiêu bài gì để dụ khách hàng-image-1394680263492

Phụ kiện case iPhone 5c của Apple.

Các ông lớn CN đã dùng những chiêu bài gì để dụ khách hàng-image-1394680269350

Case iPhone 5s của Apple.

Một trường hợp khác là vỏ case của Galaxy Note 3, phụ kiện có tác dụng giúp người dùng nhận cuộc gọi, nghe nhạc hay ghi chú một cách dễ dàng cũng được Samsung tranh thủ kiếm lợi bằng cách đặt ra mức giá tương đối đắt ở mức 50 USD. Mặc dù vậy, dù đắt nhưng ít nhiều chiếc Flip Cover dành cho Galaxy Note 3 vẫn giúp chiếc phablet này tỏ ra hữu dụng hơn hẳn vỏ case của iPhone 5s trong quá trình sử dụng.

3. Nâng cấp nhỏ giọt

Đó là câu chuyện của Apple và iPad 4, về cơ bản iPad 4 chỉ là một phiên bản new iPad với chút cải tiến nhỏ về phần cứng như cổng kết nối Lightning, chip xử lý A6X được Apple quảng cáo là nhanh gấp đôi A5X trên iPad thế hệ 3 và Wi-Fi hai băng tần. Điều đó cho thấy, quả táo cắn dở đang cố gắng "chắt bóp" những nâng cấp không chỉ về cấu hình mà còn ở thiết kế và tính năng để trang bị "nhỏ giọt" cho các sản phẩm của mình sau mỗi lần ra mắt. Có thể là Apple đã không còn được sáng tạo như xưa nhưng cũng không loại trừ khả năng Tim Cook đang muốn vắt kiệt túi tiền của người dùng hơn nữa. sau-dem-qua-apple-da-thanh-ke-hut-mau-nguoi-dung

Và gần đây nhất là Galaxy S5, siêu phẩm smartphone đã gây ra không ít thất vọng trong tháng 2 vừa qua khi chẳng đem lại được nhiều thay đổi về thiết kế và đặc biệt là cấu hình. Không phủ nhận Galaxy S5 vẫn có những nét mới lạ như khả năng chống nước, cảm biến đo nhịp tim, cảm biến vân tay nhưng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các hãng sản xuất ngày càng gay gắt, người dùng dần có những đòi hỏi khắt khe hơn ở những sản phẩm công nghệ đắt tiền thì có không ít các tín đồ vẫn cho rằng Samsung chỉ thực hiện vài nâng cấp và bổ sung rất nhỏ dựa trên Galaxy S4 để rồi giới thiệu đó là Galaxy S5. Tất nhiên, với cách làm "hút máu" này thì siêu di động mới nhất của Samsung đã phải hứng chịu không ít búa rìu dư luận sau màn ra mắt ra mắt.

Tạm kết

Trong thời điểm hiện tại, để mua một thiết bị tốt cả về giá lẫn tính năng không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng chung chứ không phải chỉ riêng ở ngành công nghiệp di động. Chính vì thế, mỗi người dùng nên thật thông thái và tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định nhằm đưa ra những lựa chọn mua sắm hợp lý cho chính mình, tránh bị "móc túi" quá dễ dàng bởi những chiêu trò kể trên.

Đọc thêm: iPhone 6 sẽ đắt hơn 100 đô so với iPhone 5s?

Thu Thủy