Nhịp sống số

Các nhà nghiên cứu phát triển thành công tiểu não nhân tạo cho chuột

Các nhà nghiên cứu phát triển thành công tiểu não nhân tạo cho chuột
id="post_message_10899313">

Hai năm trước, giám đốc dự án Blue Brain Project tại Thụy Sĩ - Henry Markram đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới, các nhà khoa học sẽ phát triển thành công bộ não nhân tạo đầu tiên cho con người. Sau dự đoán của Markham, rất nhiều phát minh liên quan đến não bộ đã ra đời điển hình như khớp thần kinh nhân tạo hay mạng lưới nơ-ron nhân tạo. Trong bước tiến mới nhất hướng đến hiện thực hóa não nhân tạo, mới đây các nhà khoa học đến từ đại học Tel Aviv (Israel) đã phục hồi chức năng não cho một con chuột bằng cách thay thế vùng tiểu não đã bị vô hiệu hóa bằng một tiểu não khác do họ chế tạo.

Tiểu não là một phần nằm ở mặt dưới của não, bên cạnh thân não. Nó đóng vai trò lớn trong việc điều khiển cơ thể, đặt biệt là khả năng cử động hỗn hợp và thời gian cử động phản xạ. Tiểu não có cấu trúc thần kinh khá đơn giản vì vậy, việc tái tạo tiểu não không quá phức tạp so với các vùng khác trên não.


Nhóm nghiên cứu do giáo sư tâm sinh học - Matti Mintz lãnh đạo bắt đầu bằng việc phân tích các tín hiệu cảm giác đầu vào, từ thân não đến tiểu não sinh học của một con chuột và tín hiệu phản hồi trở lại. Qua đó, họ đã có thể tái tạo chức năng xử lý/truyền tín hiệu của não chuột thông qua một con chip được đặt bên ngoài hộp sọ và nối dây vào não.

Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành gây mê con chuột có phần tiểu não đã bị vô hiệu hóa và gắn chip lên đầu nó. Tiếp theo, họ cố gắng "dạy" cho con chuột đang bị gây mê một phản xạ có điều kiện. Cụ thể, họ đặt trước mắt chuột một thiết bị phát ra âm thanh kèm một luồng khí. Giống như loa sub, khi âm thanh phát ra, luồng khí thổi vào mắt chuột khiến nó phải nhắm mắt lại. Dần dần, chuột học được một phản xạ có điều kiện và nó sẽ nhắm tịt mắt ngay cả khi âm thanh phát ra mà không có luồng khí đi kèm. Nếu không gắn chip vào não, chuột không thể học được phản xạ này và ngược lại.

Qua đó, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng con chip đã tái tạo được loạt phản ứng mà bản chất tiểu não có thể thực hiện.

Hiện tại, Mintz và nhóm nghiên cứu của ông tại Tel Aviv hy vọng sẽ có thể tái tạo các khu vực lớn hơn của tiểu não, cho phép động vật thí nghiệm còn ý thức có thể học được tất cả chuỗi phản hồi cử động. Thêm vào đó, thế hệ tiếp theo của chip có thể được dùng để khôi phục hay ít nhất là cải thiện chức năng não ở những nạn nhân bị đột quỵ hoặc người bị tổn thương não. Cộng sự của giáo sư Mintz, Robert Prueckl đến từ viện công nghệ Austria's Guger Technologies tin rằng, trong vài thập kỷ tới, các phần khác của não như vùng hippocampus (cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương của não bộ) - đóng vai trò quan trọng trong khả năng ghi nhớ của não hay vỏ thị giác visual cortex sẽ có các bộ phận thay thế nhân tạo trong vài thập kỉ tới.