Nhịp sống số

Các ngân hàng chi cho bảo mật CNTT gấp 3 lần so với các tổ chức phi tài chính

Các ngân hàng chi cho bảo mật CNTT gấp 3 lần so với các tổ chức phi tài chính

Theo nghiên cứu về nguy cơ bảo mật cho các tổ chức ngân hàng của Kaspersky và B2B International, đầu tư bảo mật là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng và tổ chức tài chính. Phải gánh chịu nhiều cuộc tấn công vào cả cơ sở hạ tầng lẫn khách hàng của mình, các ngân hàng đang đầu tư vào anh ninh mạng gấp ba lần so với các tổ chức phi tài chính.

Hơn nữa, 64% các ngân hàng thừa nhận họ sẽ đầu tư vào việc nâng cao bảo mật CNTT bất kể lợi tức đầu tư, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các cơ quan quản lý nhà nước, ban quản lý cấp cao và khách hàng.

Mặc dù các ngân hàng đã đặt không ít nỗ lực và tiền của trong phạm vi của mình để chống lại các mối đe dọa mạng đã và chưa biết đến, việc bảo vệ cơ sở hạ tầng CNTT hiện có, từ ATM và các điểm giao dịch truyền thống đến chuyên dụng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nền tảng các mối đe dọa rộng lớn và luôn thay đổi, cùng với những thách thức trong việc cải thiện thói quen bảo mật của khách hàng, đã cung cấp cho những kẻ gian nhiều lỗ hổng để khai thác hơn.

Các rủi ro đang nổi lên: Các cuộc tấn công phi kĩ thuật vào tài khoản ngân hàng

Các rủi ro mới nổi có liên quan đến giao dịch ngân hàng di động đang được nêu bật trong báo cáo là một xu hướng có thể đặt các ngân hàng vào các mối đe dọa mạng mới. 42% các ngân hàng dự đoán phần lớn khách hàng của họ sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng di động trong vòng ba năm tới, nhưng họ cũng thừa nhận là khách hàng của mình quá bất cẩn trong các hành vi trực tuyến. Hầu hết các ngân hàng được khảo sát đều thừa nhận (46%) khách hàng của họ thường xuyên bị tấn công bởi lừa đảo, 70% ngân hàng cũng báo cáo các sự cố về gian lận tài chính dẫn đến mất tiền.

Những cuộc tấn công phi kĩ thuật và tấn công lừa đảo vào khách hàng đã khiến các ngân hàng phải đánh giá lại những nỗ lực của họ trong lĩnh vực này. 61% ngân hàng được hỏi cho biết việc nâng cao tính bảo mật của các ứng dụng và trang web mà khách hàng của họ sử dụng là một trong những ưu tiên bảo mật chính, theo sau là việc thực hiện xác thực phức tạp hơn và xác minh thông tin đăng nhập (52%).

Mặc dù dễ bị tấn công bởi những thủ thuật lừa đảo và công cụ nhắm vào khách hàng, nhưng các ngân hàng vẫn quan tâm đến các cuộc tấn công mục tiêu khác. Và họ hoàn toàn có những lý do đúng đắn để lo lắng – các phương pháp tấn công mục tiêu ngày càng trở nên phổ biến hơn với những nền tảng mã mộc được sử dụng để làm hại các tổ chức tài chính.

Các cuộc tấn công mục tiêu: những mối đe dọa liên tục

Kinh nghiệm của các sự cố thực tế cho chúng ta thấy việc đầu tư vào bảo mật trong ngành tài chính là hoàn toàn đáng giá trong hầu hết các trường hợp, các tổ chức tài chính báo cáo về các sự cố bảo mật ít hơn so với các công ty có quy mô tương tự trong các ngành khác, ngoại trừ các cuộc tấn công mục tiêu và phần mềm độc hại. Việc phát hiện các hoạt động gây hại, có khả năng gây hại, kết hợp với các công cụ hợp pháp của mã độc fileless, đòi hỏi sự kết hợp của các giải pháp tiên tiến chống lại các mục tiêu và mở rộng an ninh tình báo. Tuy nhiên, 59% các công ty tài chính vẫn chưa nắm được thông tin của các mối đe dọa của bên thứ ba. 

Các sự kiện bảo mật: Mã độc và tấn công mục tiêu là những sự cố chính mà các tổ chức ngân hàng đã gặp phải nhiều hơn những công ty của các ngành khác.

Chia sẻ thông tin về mối đe dọa sẽ giúp các ngân hàng xác định các mối đe dọa mới và đang nổi lên một cách nhanh chóng, một điểm quan trọng cần lưu ý là xem xét mức độ ít quan tâm của các ngân hàng về những thiết bị dễ bị xâm nhập nhất như ATM. Chia sẻ thông tin của bên thứ ba có thể giúp các ngân hàng chuẩn bị cho các mối đe dọa họ không ngờ đến.

Bảo vệ ATM: Ít quan tâm, dễ bị xâm nhập

Các ngân hàng cho thấy mối quan tâm tương đối thấp về các tổn thất tài chính do các cuộc tấn công máy ATM, mặc dù loại hình tấn công này rất dễ gây tổn thương. Chỉ có 19% ngân hàng quan tâm đến các cuộc tấn công vào máy ATM và các máy rút tiền, mặc dù tỷ lệ phần mềm độc hại nhằm vào cơ sở hạ tầng này của ngân hàng ngày càng cao (năm 2016 ghi nhận các mã độc ATM tăng lên 20% so với năm 2015).

Veniamin Levtsov, phó giám đốc bộ phận kinh doanh của Kaspersky Lab chia sẻ: “Đấu tranh chống lại các mối đe dọa đang thay đổi liên tục nhắm đến cơ sở hạ tầng CNTT và tài khoản khách hàng là một thách thức hàng ngày đối với các công ty tài chính. Để đưa ra những phản hồi hiệu quả kịp thời, bảo vệ tất cả các điểm dễ bị xâm nhập, đòi hỏi ngành dịch vụ tài chính cần phải thiết lập sự bảo vệ tăng cường chống tấn công mục tiêu, xiết chặt bảo mật chống gian lận đa kênh, và nắm được các thông tin trong việc phát triển các mối đe dọa.”

 

Phần mềm diệt virus Kaspersky Lab giữ vị trí Top 3 trong lĩnh vực An Ninh Mạng

(Techz.vn) Theo các báo cáo từ SElabs và VirusBulletin (Phòng thí nghiệm chuyên đánh giá mức độ bảo mật của các phần mềm diệt virus trên thế giới) cho biết, Kaspersky Lab đã tiếp tục đạt vị trí xếp hạng TOP 3 trong lĩnh vực an ninh mạng.