Doanh nghiệp

Bước ngoặt mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, mơ làm điều chưa từng có

Một thông tin được lãnh đạo Tập đoàn Vingroup tiết lộ cho thấy, doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng đã chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi trong 10 năm tới, mảng kinh doanh dịch vụ sẽ không còn là phần quan trọng nhất.

Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa gặp gỡ với 100 chuyên gia từ nước ngoài về, bàn về hợp tác làm việc, khởi đầu hành động tốt nhất cho những sản phẩm Made in Vietnam, Made by Vietnamese sắp tới.

Vingroup cũng cho biết sẽ ký kết với 50 trường đại học của Việt Nam để xây dựng nguồn nhân lực và mở trung tâm công nghệ cao, đồng thời lập quỹ tài trợ cho các dự án ứng dụng công nghệ cao. Sau bất động sản, ô tô, thì mảng quan trọng tiếp theo của tập đoàn là công nghệ. Một số trọng điểm hiện chưa được tiết lộ.

Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, công nghệ được xem có khả năng thay đổi cuộc chơi đối với các quốc gia, doanh nghiệp. Cuộc đua phát triển dựa trên công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI),... được xem là nhiệm vụ sống còn đối với các quốc gia và doanh nghiệp. 

Với ngành công nghiệp sản xuất, Vingroup chọn con đường đi thẳng vào công nghiệp, ứng dụng ngay 4.0.

Gần đây, Vingroup cũng đã quyết định thành lập công ty con Vintech trên cơ sở tách ra từ CTCP Nghiên cứu và Sản xuất Vinsmart. Vinsmart tập trung vào sản xuất các thiết bị điện tử thông minh (Vingroup nắm 80% vốn điều lệ). Trong khi Vintech sẽ hoạt động chính trong lĩnh vực nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, nguyên liệu thế hệ mới.

Trước đó, đại diện lãnh đạo Vingroup cho biết, việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là bước đi để làm hoàn hảo hệ sinh thái Kinh doanh - Dịch vụ - Sản xuất của Vingroup. Bên cạnh việc sản xuất điện thoại thông minh, VinSmart sẽ thúc đẩy việc ứng dụng các nghiên cứu có ích cho xã hội.

Vingroup là một ví dụ điển hình cho sự phát triển thần tốc và nó khiến nhiều người kỳ vọng Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng, tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bắt kịp với thế giới. 

Trong 10 năm qua, Vingroup ghi nhận tốc độ phát triển quy mô khủng khiếp, từ vài trăm triệu lên tới hàng chục tỷ USD. Lợi nhuận Vingroup tăng trưởng ở mức hàng ngàn phần trăm trong thập kỷ qua. Tỷ suất cho các NĐT lên tới 15-16 lần.

Trong 4 phiên gần đây, cổ phiếu VIC của Vingroup tăng liên tục và là động lực kéo thị trường chứng khoán (TTCK) đi lên. Cổ phiếu Vinhomes (VHM), doanh nghiệp đảm nhiệm mảng bất động sản của ông Phạm Nhật Vượng cũng tăng điểm khá ấn tượng. Nó khiến túi tiền của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gia tăng.

Tính theo số cổ phiếu trên sàn, ông Phạm Nhật Vượng hiện có túi tiền đạt 192 ngàn tỷ (8,1 USD). Còn theo tính toán của Forbes tới 21/8, ông Vượng có 6,7 tỷ USD, xếp thứ 238 trên thế giới.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), dòng tiền có xu hướng trở lại thị trường. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng với 1 số cổ phiếu blue-chips, trong đó có Vingroup và Vinhomes, Vinamilk, VietJet, MWG, PNJ,... tăng mạnh.

Sự bứt phá của các cổ phiếu này đã giúp VN-Index tăng khá mạnh và đang dần chinh phục lại đỉnh 1.000 điểm.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục dự báo khá tích cực.

CTCP Chứng khoán BIDV - BSC nhận định thị trường trong trạng thái tăng trưởng ngắn hạn và tiếp tục chờ đợi các thông tin hỗ trợ tiếp theo để vượt ngưỡng tâm lý 980 điểm, nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi các kết quả của các cuộc đàm phán Mỹ - Trung trong tuần này để xem xét mở vị thế giao dịch nếu có kết quả tích cực.

SHS dự báo VN-Index có thể tiếp nối đà tăng này trong một vài phiên tiếp theo để hướng đến các ngưỡng cao hơn lần lượt tại 990 điểm (MA50 tuần) và 1.000 điểm (MA20 tuần). Tuy nhiên, sự rung lắc sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi mà chỉ số vươn đến những mức cao nếu trên.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/8, VN-index tăng 9,59 điểm lên 979,21 điểm; HNX-Index tăng 1,96 điểm lên 110,02 điểm. Upcom-Index tăng 0,01 điểm lên 51,39 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 250 triệu đơn vị, trị giá 5,1 ngàn tỷ đồng.

Theo: Vietnamnet 

 

Delay 10.000 chuyến bay, Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn sụt giảm 50% lợi nhuận?

(Techz.vn) "Hãng hàng không Bikini" của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành "quán quân" delay với số chuyến bay cất cánh không đúng giờ lên tới 10.235 chuyến, chiếm tỉ lệ 17% trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, 6 tháng đầu năm ghi nhận sự sụt giảm lợi nhuận, doanh thu của Vietjet Air do không phát sinh nghiệp vụ bán tái thuê máy bay.