Blog công nghệ

BPhone sẽ thoát khỏi định kiến về smartphone thương hiệu Việt

Người tiêu dùng nước ta luôn có những định kiến về một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam và đặc biệt hơn khi đây lại là một thiết bị công nghệ cao như smartphone, tablet. Nhiều người vẫn luôn nhìn nhận một cách tiêu cực, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, thậm chí nghi ngờ cả sự trung thực, chất xám và trình độ của người Việt, Giám đốc marketing sản phẩm của VNPT Technology đã từng phát biểu về điều này.

Vivas Lotus là dòng điện thoại thuần Việt đầu tiên. Ảnh: Techz

Rõ ràng, định kiến đó ảnh hưởng phần nào từ sự tiếp cận một cách nhanh chóng của các thương hiệu Việt như HKPhone, Mobiistar, Q-Mobile từ cách đây khá lâu. Song, chính từ những hiểu lầm về việc nhận định thương hiệu từ phía người dùng và những dị nghị về một sản phẩm đến từ Trung Quốc. Bởi vậy, muốn thoát khỏi những định kiến đó, BKAV cần phải chứng minh rất nhiều điều và đặc biệt hơn là sự ủng hộ tuyệt đối từ người tiêu dùng trong nước.

Xóa bỏ những hiểu lầm về điện thoại thương hiệu Việt

Thực tế, các thương hiệu điện thoại trong nước chưa từng khẳng định sản phẩm của họ là một chiếc điện thoại "thuần Việt" mà chỉ dừng ở mức "thương hiệu Việt" mà thôi. Chúng ta cần phải đi sâu hơn về khái niệm OEM và ODM.

OEM là những công ty thực sự thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm smartphone thực thụ. Họ thực hiện từ khâu thiết kế tạo dáng sản phẩm, thiết kế cơ khí, đến thiết kế bo mạch điện tử bên trong (mua linh kiện về và tích hợp trên bo mạch) và thường tự phân phối bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của họ. Trong số các OEM về smartphone, một số công ty tự mở nhà máy sản xuất như Samsung, Nokia hay LG, còn một số thuê các công ty gia công khâu sản xuất, điển hình là trường hợp của Apple đang thuê công ty Foxconn và các công ty khác của Đài Loan.

Trong khi đó, ODM (Original Designed Manufacturer) là hình thức đặt hàng. Ở đây có thể chia ra làm hai loại: nhà sản xuất ODM và công ty đặt hàng ODM. Công ty đặt hàng ODM là công ty mua sẵn một dòng sản phẩm smartphone nào đó của nhà sản xuất ODM, hoặc là họ đặt ra yêu cầu về một dòng sản phẩm nào đó, sau đó đặt hàng nhà sản xuất ODM thiết kế và chế tạo. Sau khi có sản phẩm, công ty đặt hàng này sẽ dán tên thương hiệu của mình lên dòng sản phẩm đó.

BKAV là một OEM. Ảnh: Internet

Có thể hiểu các thương hiệu Việt trên thị trường hiện tại đều tồn tại dưới hình thức là ODM đặt hàng từ Trung Quốc và bán ra với tên thương hiệu của mình, ngoại trừ VNPT và mới đây là BKAV.

Các ưu điểm của hình thức đặt hàng ODM là nhanh có sản phẩm bán ra thị trường; không phải đầu tư tiền cho nghiên cứu trong một thời gian dài; giá thành sản xuất rẻ vì một nhà sản xuất ODM có thể cung cấp một dòng sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau, số lượng tăng lên đồng nghĩa giá thành sản xuất sẽ rẻ hơn. Như vậy, có thể hiểu các thương hiệu Việt trên thị trường hiện tại đều tồn tại dưới hình thức là ODM đặt hàng từ Trung Quốc và bán ra với tên thương hiệu của mình, ngoại trừ VNPT và mới đây là BKAV.

Bởi vậy, muốn thoát khỏi định kiến người tiêu dùng, BKAV phải chứng minh mình là một OEM hoàn hảo, sử dụng 100% công sức và trí tuệ của người Việt. Nên nhớ là công sức và trí tuệ, còn linh kiện hoàn toàn có thể nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài vì Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ tốt ở thời điểm này.  Tất nhiên, ở điểm này BKAV đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi công bố là đối tác chính thức của Qualcomm và đã đăng tải quy trình sản xuất của mình trên các phương tiện đại chúng. Người dùng cũng nên biết rằng, ngay bản thân Apple, Samsung đều chọn phương thức đặt hàng linh kiện chứ không tự sản xuất.

Khẳng định thương hiệu

BKAV là một trong những thương hiệu mang tính quốc gia tiêu biểu tại Việt Nam. Các sản phẩm về phần mềm của hãng đã vượt qua biên giới lãnh thổ và được ưu ái sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới.

muốn thoát khỏi định kiến người tiêu dùng, BKAV phải chứng minh mình là một OEM hoàn hảo, sử dụng 100% công sức và trí tuệ của người Việt.

BKAV cũng đã liên tục xuất hiện tại hội trợ, triển lãm về công nghệ phần mềm, thiết bị công nghệ cao trên toàn thế giới. Tiêu biểu là tại MWC 2015 vừa qua, BKAV SmartHome được giới công nghệ, chuyên gia đánh giá rất cao và bất ngờ hơn là sự xuất hiện của BPhone đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Không rõ đây là vô tình hay hữu ý, nhưng dù gì đi chăng nữa, thương hiệu BKAV đã đóng một vai trò rất quan trọng và có trọng lượng trước giới truyền thông quốc tế.

BKAV SmartHome. Ảnh: Tinhte

Với lợi thế như vậy, BKAV sẽ tiếp cận người tiêu dùng Việt một cách nhanh chóng và sẽ khẳng định thương hiệu smartphone đầu tay của mình là một dòng điện thoại sản xuất, lắp ráp, hoàn thiện trong nước với các linh kiện từ các đối tác hàng đầu thế giới. Mới đây, một kênh truyền hình quốc tế đã làm một phóng sự ngắn về chiếc điện thoại "bí ẩn" BPhone và sản phẩm này sẽ góp mặt trên thị trường vào thời gian tới.

Giá thành quyết định chất lượng sản phẩm

Có bao giờ bạn tự hỏi các sản phẩm thương hiệu Việt lại có giá thành rẻ với cấu hình thuộc dạng cao cấp nhất hiện nay? Câu trả lời rất đơn giản, các thương hiệu Việt đều là ODM đặt hàng và sản phẩm của họ được tiếp nhận với số lượng lớn không mất công đầu tư về mặt nhà máy, sản xuất và nhân công. Bởi vậy, giá thành của các thương hiệu như HKPhone, Mobiista,.... đều thuộc dạng hấp dẫn hiện nay. Còn với BKAV BPhone, đây là một câu chuyện khác.

BPhone sẽ vượt qua định kiến về smartphone thương hiệu Việt. Ảnh: Internet

BKAV muốn thoát khỏi cái bóng định kiến mà người dùng dành cho các smartphone thương hiệu Việt, đồng thời vẫn phải đảm bảo một mức giá thành tốt cho mục đích phổ cập smartphone thuần Việt tới mọi nơi trên Tổ quốc. Thật khó để hoàn thành cả hai nhiệm vụ khi BPhone là một chiếc điện thoại tự sản xuất đúng nghĩa với các linh kiện cao cấp, giá thành nhân công, ngân sách dành cho chất xám, các khấu hao trong quá trình vận hành bộ máy sản xuất sẽ độn giá của sản phẩm lên cao hơn.

Đến thời điểm hiện tại, BKAV vẫn chưa thực sự công bố giá thành chính thức cho BPhone những chắc chắn nó sẽ đắt hơn rất nhiều các sản phẩm thương hiệu khác và tất nhiên, sản phẩm này cũng ở đẳng cấp khác hẳn. Đặc biệt hơn nữa, đây là một sản phẩm "made in VietNam" được tạo nên từ đôi tay, khối óc của người Việt.

 

BPhone của Bkav bất ngờ xuất hiện trên kênh truyền hình quốc tế

(Techz.vn) Người Việt những ngày qua đang nói nhiều đến BPhone, mẫu điện thoại made in Việt Nam của Bkav và CEO Nguyễn Tử Quảng. Thế nhưng ít ai biết rằng BPhone cũng đang dần được nói đến trên các phương tiện truyền thông quốc tế.