Ngư lôi hạt nhân là loại ngư lôi đặc biệt được gắn đầu đạn hạt nhân với mục tiêu tạo ra sức công phá lớn hơn nhiều so với ngư lôi truyền thống và nó có khả năng phá hủy cả một hạm đội tàu của địch. Cả Mỹ lẫn Xô Viết đều theo đuổi chương trình phát triển ngư lôi hạt nhân, thậm chí một số tàu ngầm của cả hai bên đã thật sự mang loại vũ khí hủy diệt này trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Xô Viết làm ngư lôi với mã hiệu T15, T5 và ASB-30 trong khi phía Mỹ chỉ phát triển duy nhất dòng Mark 45. Sau này các phân tích chỉ ra rằng ngư lôi nhỏ hơn nhưng chính xác và nhanh sẽ mang đến lợi thế tốt hơn cho tàu ngầm nên Mỹ đã không còn phát triển tiếp, Nga có vẻ như vẫn đang tiếp tục dự án với tên gọi Status-6. Và sau đây là câu chuyện về việc Xô Viết đã phát triển ngư lôi hạt nhân như thế nào.
Vào ngày 10/10/1957, chiếc tàu ngầm S-144 chạy điện - diesel lớp Whiskey của Xô Viết đã ra khơi, nó bắn một quả ngư lôi hạt nhân vào hạm đội giả định ngoài khơi bán đảo Novaya Zemlya ở phía bắc quốc gia này. Ngư lôi kích nổ 35m dưới mực nước biển, tuy vậy nó vẫn gây ra vụ nổ tương đương 10 kiloton và hủy diệt hoàn toàn 2 tàu khu trục, 2 tàu ngầm và 2 tàu quét thủy lôi.
Các kĩ sư Xô Viết đã bắt đầu nghiên cứu thủy lôi gắn đầu đạn hạt nhân sau khi quốc gia này thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào năm 1949. Thời đó, quân đội Xô Viết muốn sử dụng máy bay ném bay đường dài và tên lửa như là những vũ khí hiện đại trong lực lượng hạt nhân của mình./ Tuy nhiên máy bay dễ bị bắn rơi bởi các hệ thống phòng không còn tên lửa vẫn đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển.
"Tàu ngầm lại là một vấn đề khác", nhà nghiên cứu quân sự Andrei Stanavov viết. "Chúng tỏ ra rất hiệu quả trong thế chiến thứ 2 nhờ khả năng ẩn mình và tiếp cận gần bờ biển đối phương để gây ra những cuộc tấn công lớn và mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng cũng như cảng biển." Hải quân Xô Viết khi đó lại đang sở hữu rất nhiều chỉ huy có kinh nghiệm sau khi WWII kết thúc, và họ muốn tận dụng nguồn lực đó.
T-15 và T-5
Dự án đầu tiên của Xô Viết trong việc phát triển ngư lôi hạt nhân mang tên mã T-15 bắt đầu từ năm 1951. Chúng được thiết kế để dùng trong các tàu ngầm loại Project 627 và đây cũng là chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên của hải quân nước này. Quả ngư lôi T-15 rất khổng lồ khi dài tới 20m, đường kính 1550mm và nặng tới 40 tấn. Xô Viết dự tính rằng nếu chiến tranh xảy ra, T-15 sẽ tiến hành tấn công vào các cơ sở quân sự, cảng biển và thành phố của Mỹ dọc bờ biển.
Vì kích thước của ngư lôi quá to, chỉ một mình nó đã chiếm hết 1/5 không gian trong tàu ngầm nên loại vũ khí này chỉ bắn được có một phát. Bên cạnh đó, nhiều người còn nghi ngờ về tầm hoạt động cũng như tốc độ bắn của T-15 sẽ ra sao và liệu nó có khả năng chạm kịp vào hạm đội đối phương trước khi chúng kịp né hay không.
Một quả T-15 được lưu giữ trong bảo tàng của Nga
Kết quả là các kĩ sư Xô Viết tập trung làm ra một loại vũ khí hiện đại hơn, đó chính là quả T-5 với đường kính 533mm và gắn đầu đạn hạn nhân chiến lược RDS-9. Kích thước này cho phép các tàu ngầm thông thường cũng có thể mang theo T-5 trong các nhiệm vụ của mình.
Tháng 9/1955, T-5 lần đầu tiên được thử nghiệm thành công với đầu đạn 3 kiloton, tuy nhiên ngư lôi không được bắn đi từ tàu ngầm mà Xô Viết sử dụng một tàu quét mìn hạ ngư lôi xuống nước và kích nổ nó ở độ sâu 12m. Tới năm 1958, T-5 được bàn giao cho hải quân sau khi thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 10/1957. Đây cũng là vũ khí hạt nhân duy nhất của hải quân Xô Viết cho tới năm 1960 khi hệ thống đầu đạn chiến lược tự động (ASCW) ra đời cho phép bỏ một loạt đầu đạn 20 kiloton vào ngư lôi 533mm thông thường.
Siêu ngư lôi 100 megaton?
Vài năm sau đó, khi Xô Viết thử nghiệm thành công bom hydro RDS-220 Tsar Bomba 57 megaton vào tháng 10/1961, nhà vật lý hạt nhân Andrei Sakharov đề xuất ý tưởng tạo ra một loại thiết bị hạt nhân mạnh hơn có sức nổ lên tới 100 megatron và có thể đưa vào sử dụng trong ngư lôi của tàu ngầm.
Sakharov viết: "Sau khi thử nghiệm Tsar Bomba, tôi lo lắng rằng sẽ không có đủ phương tiện tốt để mang nó. Máy bay ném bom không dùng được vì dễ bị bắn hả. Nhìn từ góc nhìn quân sự thì việc làm ra quả bom mạnh như vậy chẳng là gì cả nếu không đem thả xuống lãnh thổ đối phơng. Tôi quyết định rằng một quả ngư lôi lớn phóng đi từ tàu ngầm sẽ là phương tiện tốt hơn cho đầu đạt hydro. Tôi nghĩ tới việc thiết kế động cơ phản lực cho nó nữa. Mục tiêu của loại vũ khí này sẽ là cảng của địch, và bạn có thể phóng nó đi từ khoảng cách xa hàng trăm mét".
Ý tưởng này chưa bao giờ được Xô Viết hiện thực hóa, ít nhất là trong thời của Sakharov và nó đã bị quên lãng trong hơn nửa thập kỷ. Trng khi đó, Mỹ đã phát triển ngư lôi hạt nhân chiến lược của riêng mình là Mark 45 và Mark 48.
Thủy thủ Nga tải ngư lôi lên tàu ngầm
Dự án bí ẩn của Nga
Những năm 60 và 70, khi sức mạnh của các loại siêu vũ khí được cải thiện và sức mạnh hạt nhân của Xô Viết đang tiệm cận với Mỹ, ý tưởng dùng ngư lôi hạt nhân nhanh chóng bị loại bỏ, thay vào đó quân đội nước này sẽ dùng tên lửa hành trình và những loại tên lửa hiện đại khác để phóng đi tàu ngầm hoặc máy bay ném bom.
Tới cuối năm 2015, ý tưởng về ngư lôi hạt nhân lại một lần nữa nổi lên sau khi một chương trình truyền hình của Nga vô tình quay trúng hình ảnh trên giấy của "Status-6", có vẻ như nó là ngư lôi hạt nhân có khả năng tự lái và được chở trên lớp tàu ngầm Project 949 Granit hoặc Project 09851 Khabarovsk. Giống với ý tưởng của Sakharov, ngư lôi này nhiều khả năng sẽ có sức nổ lên tới 100 megaton và nó có khả năng tạo ra một cơn sóng thần nhân tạo quét sâu 500m vào đất liền của vùng bờ biển đối phương.
Có nghi ngờ rằng vũ khí này sẽ có tầm hoạt động 10.000km, lặn sâu tối đa 1km, chạy với tốc độ nhanh nhất là 100 knot. Truyền thông phương Tây thậm chí còn đặt câu hỏi rằng có thể loại vũ khí hiện đại này sẽ mang theo Cobalt-60, một đồng vị phóng xạ làm ô nhiễm môi trường sống dọc bờ biển nơi ngư lôi phát nổ.
Tới cuối năm ngoái, Lầu 5 góc của Mỹ xác nhận Project-6 là có thật và nó đã được thử nghiệm vào tháng 11/2016 trên khoang của một chiếc tàu ngầm lớp Sarov.
Các chuyên gia cho rằng lợi thế chính của loại vũ khí này đó là nó miễn nhiễm với tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ thiết lập. Cộng với khả năng hủy diệt lớn và hiểm họa phóng xạ để lại nhiều chục năm sau khi nổ, đây sẽ là một công cụ đối thoại hiệu quả cho phía Nga.
Theo: Tinhte.vn