Đời sống

Bí ẩn về dãy núi Côn Lôn thần thoại: Thủy tổ của vạn núi, có ‘cửa địa ngục’ chỉ vào mà không thể ra

Bí ẩn về dãy núi Côn Lôn thần thoại: Thủy tổ của vạn núi, có ‘cửa địa ngục’ chỉ vào mà không thể ra

Núi Côn Lôn được xếp vào một trong những dãy núi dài nhất châu Á, trải dài hơn 3.000 km, hình thành ở rìa phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng và ở phía Nam lòng chảo Tarim. Vành đai phía Bắc của dãy núi chính nhánh phía Nam của con đường tơ lụa – tuyến đường thương mại nổi tiếng kết nối Trung Quốc với Trung và Tây Nam Á.

Người xưa còn gọi dãy núi này là “long mạch” của Trung Quốc, rất nhiều nhân vật Thần thoại thời cổ đại đều xuất phát từ nơi đây. Trải qua hàng nghìn năm, núi Côn Lôn đã để lại vô số truyền thuyết và những bí ẩn khó giải đáp.

2107-084-1689322807.jpg
 

Tương truyền, có 1 thung lũng chết nằm sâu trong dãy núi Côn Lôn hay nhiều người còn gọi là “cửa địa ngục” chỉ có vào mà không thể ra. Những người dân du mục sống ở đây thà bỏ đói đàn gia súc vì không ó cỏ, còn hơn vào thung lũng sâu cổ kính và vắng lặng với đồng cỏ tươi tốt.

Vào những năm 1980, một sự kiện siêu nhiên xảy ra ở “Thung lũng Chết” đã khiến dãy núi này càng trở nên bí ẩn hơn. Lúc đó, khi một đoàn thám hiểm khoa học muốn vào núi Côn Lôn để tìm hiểu, thì đúng lúc gặp một người du mục đang lùa đàn cừu của mình, đàn gia súc gặp phải đoàn người thì sợ quá bèn chạy vào “Thung lũng Chết”, người du mục đã nhanh chóng đuổi theo, rồi không thấy trở ra nữa.

da-long-xuong-dong-vat-thuong-duoc-nhin-thay-tai-thung-lung-chet-o-con-lon-1689322810.jpg
 

Sau khi đoàn thám hiểm tiến vào “Thung lũng Chết”, họ phát hiện người du mục đang nằm bất tỉnh trên mặt đất với hai chân duỗi thẳng, còn hai tay thì thể hiện ra tư thế tấn công, rõ ràng là anh ta đã cố gắng phòng thủ và vật lộn trước khi ngã xuống đất, nhưng trên cơ thể lại không có bất kỳ thương tích nào.

Giải thích về hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết nơi này sẽ còn xảy ra nhiều sự việc kì lạ như vậy bởi liên quan đến vị trí địa lí của nơi này. Được bao quanh bởi các dãy núi, cộng với nằm ở vị trí tương đối cao, chịu tác động của từ trường mạnh, nên ở “Thung lũng Chết” thường xuyên xảy ra sấm sét. Sở dĩ không tìm thấy thương tích trên cơ thể của người du mục, là bởi vì anh ta chết do bị sét đánh, mà tư thế phòng thủ của anh ta có lẽ để lùa đuổi bầy cừu.

Từ xưa đến nay người dân Trung Quốc vẫn lưu truyền rằng trên núi Côn Lôn là nơi tu luyện của thần tiên, các loại kỳ hoa dị thảo, các cây cổ thụ. Họ cho rằng cây cổ thụ có thể liên kết giới phàm trần và cõi tiên.

nui-hang-son-ngu-dai-danh-son-trung-quoc-azbooking11-1689322813.jpg
 

Tích xưa của Trung Quốc kể lại rằng, lên đến núi Côn Lôn ta sẽ thấy những cây ngọc bích, còn có cây sự sống và loại hoa quả ăn vào khiến người trường thọ. Tây Vương Mẫu – vị nữ thần trong văn hóa Trung Hoa, có nơi còn đồng nhất hóa bà với Nữ hoàng Sheba trong kinh Thánh – sở hữu một cung điện tráng lệ trên núi Côn Lôn. Trong vườn của bà có trồng những cây đào tiên rất lâu năm, cứ 3.000 năm quả lại chín. Trên núi có sếu, hổ, chim và những loại thú vật kỳ dị chỉ xuất hiện trong thế giới thần thoại.

 

Bí ẩn ngôi làng ‘Thủy Ma Bình’ cứ 1 người sinh ra, 1 người sẽ chết, dân số duy trì 80 người

Ở ngôi làng này, dân số luôn duy trì ổn định 80 người hàng trăm năm qua, mỗi khi vượt quá lập tức có người sẽ phải chết khiến người dân xung quanh không khỏi xôn xao.