Đời sống

Bật mí trường đại học có nhiều tỷ phú tự thân nhất Việt Nam:Ông trùm Thế Giới Di Động cũng học ở đây


Những trường thuộc về khối kinh tế và kỹ thuật luôn được xem là cái nôi sản sinh ra nhiều tỷ phú tự thân nhất Việt Nam.


Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

Đứng đầu danh sách trường sản sinh ra nhiều tỷ phú tự thân siêu giàu top 200 Việt Nam đó là trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Đây là trường đại học đầu ngành về đào tạo kinh tế, kinh doanh và quản lý; là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nổi danh là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cao cấp nhất ở các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

screenshot-1510-1687708671.jpg
 


Hai cái tên tiêu biểu nhất phải kể đến đó là ông Nguyễn Đức Tài, sáng lập và Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tại Tập đoàn Thegioididong.com. Ông là một trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.

screenshot-1511-1687708671.jpg
 

Hay ông Đoàn Hồng Việt - Chủ tịch HĐQT - Công ty cổ phần Thế giới số (DGW). Tính đến năm 2021, ông trùm gốc Hà Tĩnh là người giàu thứ 57 trên sàn chứng khoán với tài sản khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Bám sát nút ở vị trí thứ hai với 18% là Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân . Các tỷ phú tự thân siêu giàu top 200 Việt Nam xuất thân từ Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đến từ các ngành truyền thống như Ô tô, Thép (HPG), Năng Lượng, Tài Chính Ngân Hàng, Bất Động Sản.

screenshot-1512-1687708671.jpg
 

Ông Trần Đình Long, hiện là chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là một trong những tỷ phú tiêu biểu xuất thân từ ngôi trường danh giá này. Được biết, ông là cựu sinh viên khoa Toán Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cũng là một trong 10 cựu sinh viên NEU tiêu biểu thời còn ngồi trên ghế nhà trường.


Theo danh sách công bố mới nhất của Tạp chí Forbes (Mỹ), kể từ sau khi lọt danh sách những tỷ phú thế giới vào năm 2018, năm 2021 ông Trần Đình Long tiếp tục tái xuất. Hiện tại, tỷ phú thép sở hữu 2,2 tỷ USD, đứng thứ 1444 thế giới. Cũng theo thống kê, năm 2020, ông là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam. 

Với bề dày hơn 60, hiện tại ngôi trường đại học mà ông chủ Hòa Phát từng theo học vẫn tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những trường đại học kinh tế thuộc top đầu Việt Nam với điểm xét tuyển hàng năm vô cùng cao. Đây cũng là cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đứng đầu  trong danh sách Bảng xếp hạng đại học THE Impact Rankings của Times Higher với điểm số 71.8/ 100.


Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Đứng ở vị trí thứ 3 là đại học Bách Khoa TP.HCM với tỉ lệ 5,9%. 

Trường Đại học Bách khoa được xem là một trong những trường đại học lớn và danh giá nhất Việt Nam về kỹ thuật, trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp vào nhóm các đại học trọng điểm quốc gia. Để bước chân vào ngôi trường danh giá này các em học sinh phải vượt qua hàng nghìn đối thủ thực lực khác. 

Và một trong những tỷ phú tiêu biểu bước ra từ đại học Bách Khoa TP.HCM đó là Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương. Ông theo học và có bằng cử nhân Đại học Bách khoa TP.HCM chuyên ngành máy nâng chuyển bốc xếp. Sau khi tốt nghiệp, ông Dương xin làm công nhân sửa chữa ô tô, sau đó dần được đề xuất lên vị trí quản lý.

screenshot-1513-1687708671.jpg
 


Vị doanh nhân người Huế ban đầu chỉ thành lập THACO với mục đích bán xe. Nhưng thời gian sau, khi thấy cần mở rộng thị trường, ông Dương đã bắt đầu cho THACO lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda và Peugeot. 

Vào năm 2018, tỷ phú quyền lực của Thaco được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần ô tô chiếm 32%.

 

Top 3 trường đại học tỷ phú Việt Nam ghi danh: Ông Phạm Nhật Vượng là sinh viên giỏi của trường này!

3/6 các tỷ phú đô la của Việt Nam đã từng học những ngôi trường đại học top đầu của Việt Nam. Theo đó, ông Phạm Nhật Vượng cũng có trong danh sách này!