Đời sống

Bật mí cây cầu cạn cao nhất Việt Nam, xây dựng bắc qua 2 ngọn đồi, có chi phí xây dựng ‘khủng’

Cầu Móng Sến (Trung Chải, Sapa, Lào Cai) nằm trong dự án xây dựng tuyến đường mới kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thay cho quốc lộ 4D hiện có. Đây là cây cầu cạn có trụ cao nhất Việt Nam lên đến 83m, dài 612m, rộng 14m, 4 làn xe và được xây dựng bắc qua 2 quả đồi, phía dưới là thủy điện và ruộng bậc thang. Tổng chi phí xây dựng cầu Móng Sến là 450 tỷ đồng.

cau-cao-11-424

Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bề mặt rộng 14m với 4 làn xe, 5 nhịp liên tục, trong đó, nhịp dài nhất là 132m, được thi công bằng phương pháp dầm hộp đúc hẫng cân bằng.

Công trình được xây dựng vượt địa hình, nối từ chân dốc lên đỉnh dốc ba tầng - đoạn đường khó đi, quanh co, nguy hiểm nhất trên cung đường từ thành phố Lào Cai lên thị xã Sa Pa.

cau-cao-9-421

Sau khi tuyến đường này hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc.
cau-mong-sen-3-1659885972290361975227-1659887004724100250576
Cây cầu sừng sững giữa núi rừng tạo nên khung cảnh hùng vĩ, hấp dẫn du khách.

Cầu Móng Sến khởi công từ tháng 2/2020, dự kiến toàn tuyến đường mới sẽ thông xe vào cuối năm nay. Tuyến đường này không chỉ rút ngắn quãng đường từ Nội Bài lên Lào Cai mà còn là điểm nhấn du lịch cho du khách đến với Sapa.

cau-cao-12-430

Cây cầu cạn cao nhất Việt Nam, có ý nghĩa “then chốt” trong xây dựng tuyến đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Khu du lịch quốc gia Sa Pa. 

Hiện tại, Cầu Móng Sến đã mở cho du khách đến tham quan chụp ảnh. Du khách đến đây sẽ để xe ở khu vực lối dẫn lên cầu hướng từ thị xã Sapa về TP. Lào Cai sau đó có thể đi vào cầu để ngắm ruộng bậc thang, suối nước và các dãy núi trùng điệp.

 

Vì sao gọi là ‘sầu riêng’, ăn loại quả này bao nhiêu năm nhưng nhiều người vẫn chưa chắc đã biết?

Quả sầu riêng đã được ăn hàng trăm năm trước đây, thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc và ý nghĩa cái tên đặc biệt này.