Giải trí

Bà Nguyễn Phương Hằng mang hai quốc tịch, luật sư chỉ điểm chi tiết quan trọng về việc điều tra

Gần đây, thông tin bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã bị khởi tố và bắt tạm giam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo đó nữ CEO Bình Dương bị khởi tố về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đáng nói, mới đây, cơ quan điều tra mới xác định thông tin bà Hằng trước đây có tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền và cho đến năm 2010 mới đổi tên như hiện tại. Bên cạnh đó, bà Hằng còn có thêm 1 quốc tịch Cộng hòa Cyprus bên cạnh quốc tịch Việt Nam.

Trước đó, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") khai còn có các tên gọi khác là Phan Văn Sáu và Trần Đại Vũ cũng là người mang hai quốc tịch  Việt Nam, Antigua và Barbuda trong  vụ án Trần Phương Bình và đồng phạm tham nhũng xảy ra tại ngân hàng Đông Á do TAND TPHCM xét xử sơ thẩm.

Điều này khiến nhiều người thắc mắc rằng với đối tượng người Việt mang hai quốc tịch thì sẽ bị cơ quan điều tra xử lý vi phạm như thế nào. Liệu rằng người mang 2 quốc tịch thì có được pháp luật "nương tay" hay không?

Để giải thích thắc mắc này, mới đây, báo Dân Trí đã dẫn lời của  Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị về vấn đề này. Theo đó, nguyên tắc xử lý với người Việt phạm tội có 2 quốc tịch như sau: người phạm tội trước hết vẫn là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.

Cơ chế xử lý đối với người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại có thêm quốc tịch nước ngoài đã có cơ chế xử lý trong Bộ luật Hình sự năm 2015 .

Cụ thể, "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” - căn cứ vào  khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình năm 2015 về Cơ sở của trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định tại  khoản 1 điều 3 Bộ luật Hình năm 2015 như sau: "a, Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".

Đáng chú hơn, Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được quy định như sau tại điều 5 của Bộ luật Hình sự: "Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao."

Theo đó, với trường hợp người Việt phạm tội có 2 quốc tịch thì sẽ bị xử lý theo nguyên tắc như sau: Vẫn sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý vì người phạm tội trước hết vẫn là công dân Việt Nam.

Nếu người này mang quốc tịch thứ 2 nơi áp dụng  chế độ bảo hộ công dân và nước này có ý kiến can thiệp thì sẽ giải quyết theo 1 trong 2 trường hợp:

  • Nếu người này thuộc đối tượng miễn ngoại giao thì sẽ được giải quyết theo tòa án quốc tế, áp dụng theo con đường miễn trừ ngoại giao
  • Nếu không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao thì vẫn giải quyết bình thường, như 1 người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam thì do pháp luật Việt Nam xử lý.

Luật sư Lực cũng cho biết bà Hằng không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao cũng như Việt Nam và Cộng hòa Cyprus không có điều ước quốc tế. Hơn hết, mọi người đều công bằng trước pháp luật.

Luật sư khẳng định: "Quốc tịch nước ngoài không ảnh hưởng gì đến quá trình xét xử. Quá trình xét xử, Vũ "nhôm" cũng không thuộc diện được hưởng bảo hộ ngoại giao, bảo hộ lãnh sự cho hành vi vi phạm pháp luật của mình. Quốc tịch nước ngoài cũng không phải là căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Vũ đối với những tội danh Vũ bị xét xử.

Đối với bà Phương Hằng, hiện nay giữa Việt Nam và Cộng hòa Cyprus không có điều ước quốc tế, và bà Hằng cũng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao. 

Về nguyên tắc, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, người Việt phạm tội mang 2 quốc tịch hay người nước ngoài vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam cũng đều bị xử lý nghiêm minh"

 

Hé lộ chức vụ khủng ở VTV của 3 nữ MC sau 15 năm dừng dẫn chương trình 'Ở nhà Chủ Nhật'

(Techz.vn) Sau khi dừng dẫn chương trình “Ở nhà Chủ Nhật”, sự nghiệp đình đám của 3 nữ MC đình đám khiến nhiều người trầm trồ.