Công ty đã âm thầm tuyển nhân viên để tham dự buổi báo cáo đầu tiên của Tech In Asia diễn ra tại Singapore vào tuần trước. Và hôm nay, Angela Ahrendts, Phó chủ tịch cấp cao ở mảng bán lẻ và các cửa hàng trực tuyến của Apple, đã thừa nhận rằng cửa hàng Apple chắc chắn sẽ có mặt.
“Chúng tôi có hơn 900 nhân viên tuyệt vời làm việc tại trung tâm liên lạc Singapore và đang rất mong chờ để tuyển đội ngũ sẽ mở cửa hàng Apple đầu tiên ở Singapore – một thành phố đa quốc gia và cũng như là một địa điểm mua sắm phi thường,” Ahrendts nói trong bài phát hiểu gửi đến TechCrunch. “Chúng tôi không thể đợi để cung cấp dịch vụ, sự giáo dục và giải trí mà đã được yêu thích bởi các khách hàng của Apple vòng quanh thế giới.”
Ngoài ra, Reuters báo cáo rằng cửa hàng và toàn bộ hoạt động của công ty ở Singaport sẽ được chạy bằng năng lượng tái tạo mà sự dịch chuyển bắt đầu ở Mỹ, châu Âu và gần đây nhất là Trung Quốc.
Apple chưa xác nhận về thời gian cửa hàng chính thức đi vào hoạt động hay vị trí chính xác, mặc dù có nhiều nguồn tin rằng công ty đã bảo đảm về khu vực bán lẻ tại Knightsbridge, thành phố được tìm kiếm nhiều xếp sau địa điểm mua sắm nổi tiếng Orchard Road. Đó là theo ghi chú của những khách thuê nhà mà hiện tại đang phải dời đi để nhường chỗ cho cửa hàng Apple.
Apple hiện đang sử dụng giấy phép của đối tác cung cấp hàng bán lẻ, công ty vận chuyển và các cửa hàng trực tuyến cho thuê ở Đông Nam Á. Singapore là một trong những nước có làn sóng khai trương cho các sản phẩm mới của Apple đầu tiên và vì thế, đây là một bước đi đầu tiên hợp lý để mở rộng ngành bán lẻ của công ty. Điều không rõ ràng là liệu công ty có tích cực lên kế hoạch để giới thiệu các cửa hàng của họ đến các nơi khác ở Đông Nam Á, nơi mà đã là tiêu điểm của Samsung và các điện thoại thông minh đến từ Trung Quốc, như Xiaomi và OnePlus.
Hãng phân tích IDC đã báo cáo rằng mùa hè này doanh số bán hàng của điện thoại thông minh tính trên toàn khu vực Đông Nam Á, nơi có dân số hơn 500 triệu người, đã tăng lên 66% trên từng năm để đạt được đến 24 triệu đơn vị giữa tháng 4 và tháng 6. Dù rằng con số đó thấp xa so với Trung Quốc hay Mỹ, nhưng thị trường của các khu vực đang bị bão hòa – không như Trung Quốc hay phương Tây – đã là một cơ hội.
Doanh số chính xác của Apple ở Đông Nam Á tuy không được rõ rằng nhưng, bất chấp thiết bị tầm trung và cấp thấp chiếm phần lớn trong doanh số bán hàng tại các thị trường mới nổi và tình trạng thiếu sót sự hiện diện của chính các cửa hàng bán lẻ, công ty của Mỹ đa phần đều được xem như một thương hiệu cao cấp của người tiêu dùng trên toàn khu vực.