Điện thoại

Android- Qua từng phiên bản (phần 1)

Hệ điều hành Android của Google đã trải qua một biến chuyển đến ngỡ ngàng chỉ trong bốn năm ngắn ngủi từ khi mới ra mắt trên dòng điện thoại G1 T-Mobile. Hãy suy nghĩ về nó: 4 năm, 8 phiên bản. Thử đặt điều đó vào hiện tại, trong vòng 25 năm, Microsoft mới chỉ phát hành được 10 phiên bản hệ điều hành Windows. Vì vậy có thể nói không ngoa rằng không có một sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ nào diễn ra nhanh chóng như ở thị trường smartphone, mà trong đó, hệ điều hành Android chính là trung tâm.

  • Google sắp ra mắt Android 5.0
  • 10 ứng dụng benchmark hữu ích cho Android
  • Những tính năng sáng giá của Android Ice Cream Sandwich so với các phiên bản trước

Với phiên bản Android 4.0 – Ice Cream Sandwich – xuất hiện đầu tiên trên Samsung Galaxy Nexus đã làm mưa làm gió trên khắp các diễn đàn công nghệ trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một lần nữa hệ điều hành trên nền tảng di động mà Google đã xây dựng nên, với một có tốc độ phát triển chóng mặt và dần dần thay thế iOS trở thành người dẫn đầu trên thị trường ngày nay. Vậy Android đã thay đổi ra sao trong ngần ấy năm ngắn ngủi, và những thay đổi nào đã dần tới thành công cho Android, hãy cùng đọc và suy ngẫm:

Mục lục

Khởi điểm với Android

Android 1.5 Cupcake

Android 1.6 Donut

Android 2.0 / 2.1 Éclair

Android 2.2 Froyo

Android 2.3 GingerBread

Android 3.X HoneyComb

Android 4.0 Ice Cream Sandwich

Android xuất hiện

Kỉ nguyên của Android chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 10 năm 2008, khi mà chiếc điện thoại thông minh T-mobile G1 ra mắt tại Mỹ. Rất nhiều tính năng có mặt từ thời điểm ban đầu đó cho đến  tận bây giờ mà chúng ta vẫn không thể sống thiếu: đó là bàn phím hiển thị trên màn hình (on screen keyboard), màn hình cảm ứng, các ứng dụng trả phí… Và những tính năng đầu tiên của Android đã xuất hiện trên chiếc G1 này:

Hệ thống thông báo (notification system)

Mặc dù những smartphone đầu tiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhưng hệ thống báo hiệu notification system của Android là một trong số những thành công của Android đã đạt được cho đến tận ngày nay- và phải mất đến ba năm để iOS của Apple mới làm được điều tương tự: thông báo những tin nhắn cùng với các cảnh báo từ ứng dụng. Bí mật của G1 ở thanh trạng thái, có thể kéo xuống để hiện lên tất cả những thông báo trong một danh sách: tin ngắn, hộp thư thoại, chuông báo thức…

Widget trên màn hình chính.

Khác với những hệ điều hành khác như iOS, Window Phone, Widget là khái niệm rất mới mà Android đã xây dựng ngay từ những ngày đầu của mình. Mãi đến những phiên bản sau này iOS 5, Window Phone 7.5 mới có được đặc điểm này. Đến bây giờ thì widgets trên Android trở nên rất phổ biến và thông dụng, nhưng những ngày đầu của nó thì người lập trình ứng dụng không có khả năng tạo được widgets của riêng họ

Tích hợp Gmail

Thời điểm mà G1 được phát hành, Gmail đã có từ khá lâu với khả năng tích hợp vào các thiết bị di động. Nhưng vấn đề là giao thức hỗ trợ cho Gmail bấy giờ chưa đủ khả năng để Gmail có khả năng phát huy hết công năng của mình. Android 1.0 ra đời đã giúp cho Gmail được tích hợp khá sâu và đem lại một trải nghiệm tốt nhất cho dịch vụ email của Google này.

Chợ ứng dụng Android Market.

Thật khó để tưởng tượng rằng một chiếc điện thoại thông minh mà không có cửa hàng ứng dụng của nó thì sẽ ra sao, nhưng chính Android chính là một trong những người đầu tiên đem lại cuộc cách mạng trong lĩnh vực di động này. Thật vậy, Android Market đã xuất hiện ngay trên phiên bản đầu tiên trên chiếc G1. Tuy nhiên, do đây là lần đầu xuất hiện và Android vẫn chưa có được nhiều sự chú ý của những nhà phát triển phần mềm như bây giờ, mặt khác chợ ứng dụng của Android còn hết sức nghèo nàn, chưa có sự phân loại rõ rệt, giao diện người dùng còn chưa sống động. Và quan trọng nhất là chưa hỗ trợ hệ thống thanh toán, và điều này đã được Google sửa lại vào một năm sau đó.

Đáng chú ý là Giao diện người dùng của Android 1.0 có sự hợp tác của công ty The Astonising Tribe (TAT), đến từ Thuỵ Điển đã chịu trách nhiệm thiết kết giao diện cho Android trong những năm qua. Hiện giờ thì TATđã bị RIM mua lại và từ nay nhiệm vụ của công ty này là tập trung cho phát triển trên nền tảng BlackBerry và BBX – và sự hợp tác của Google và TAT đến đây là chấm dứt.

Android 1.1


Bản cập nhật đầu tiên của nền tảng Android được tung ra vào tháng hai năm 2009, sau ba tháng kể từ ngày G1 xuất xưởng. Phiên bản 1.1 không phải là một cuộc cách mạng lớn nào của Android cả. Nó chỉ sửa một danh sách các lỗ,i bugs quan trọng. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là Android cho phép cập nhật OverTheAir (OTA) qua mạng- đó là một nỗ lực lớn của Google để hỗ trợ tốt nhất cho người dùng. Vào thời điểm đó  là một ý tưởng rất hay và hầu hết các nền tảng khác không cho phép điều này.

Món tráng miệng: “Cupcake”- Android 1.5


Android 1.5 có lẽ được chúng ta biết nhiều hơn với tên gọi Cupcake- đánh dấu một cột mốc hết sức quan trọng. Phiên bản này không chỉ đánh dấu một vài tính năng hot đã được dự đoán từ trước nhằm duy trì tính cạnh tranh trên thị trường, mặt khác Android 1.5 là phiên bản đầu tiên được Google đặt tên theo quy ước: Mỗi một phiên bản chính thức được tung ra được đặt tên theo một loại bánh kẹo theo thứ tự trên bảng chữ cái. Đây là phiên bản thứ ba của Android nên được đặt tên bắt đầu bằng chữ C. Lần lượt các phiên bản sau là: Android 1.6 Donut(D), Android 2.0 / 2.1 Éclair(E), Android 2.2 Froyo(F), Android 2.3 GingerBread(G), Android 3.X HoneyComb(H), Android 4.0 Ice Cream Sandwich(I) và có thể phiên bản Android 5.0 săp tới sẽ được lấy tên là Jerrybean(J).

Theo nhiều cách khác nhau, Cupcake đã làm cho giao diện của Android thêm phần mượt mà, sống động hơn phiên bản trước rất nhiều. Nhiều thay đổi này bạn gần như không thể nhận biết được ngay nếu như không chú ý. Ví dụ, widget Google search trên màn hình chính có khả năng đưa ra những từ gợi ý tìm kiếm mờ ngay dưới khung tìm kiếm như Google bây giờ, hoặc là danh sách ứng dụng app draw được trang trí với những hoa văn dưới biểu tượng.

Nếu bạn sử dụng thiết bị chạy 1.1 và 1.5 cùng một lúc, bạn có thể không thể nhận thấy sự thay đổi dù cho những chi tiết rất nhỏ nhặt từ căn lề chữ, bóng trên màn hình đều được cắt gọt rất chi tiết. 

Những thay đổi đáng chú ý trong phiên bản 1.5 là:

Bàn phím ảo trên màn hình

Thật tuyệt rằng Google có thể vận hành Android không cần bất kì loại bàn phím cứng nào. Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng: tại sao phiên bản đầu tiên của Android trên G1 bao gồm cả bàn phím QWERTY trượt, cho đến khi Cupcake ra đời (vào tháng 4 năm 2009, nửa năm sau khi G1 được tung ra thị trường), chúng ta nhìn thấy chiếc điện thoại Android thông minh đầu tiên có bàn phím trên màn hình cảm ứng, HTC magic

Cùng với sự hỗ trợ của phím vật lý, Google đã có một bước tiến rất xa. Các nhà sản xuất, các nhà phát triển phần mềm có thể tạo ra bàn phím của riêng mình, và chính điều này tiếp tục tạo nên sự phân biệt của Android với những nền tảng cạnh tranh khác cho tới tận ngày nay khi mà cả iOS và Window Phone đều không hỗ trợ điều này. Vào thời điểm phát hành, bàn phím của Android kém hơn nhiều so với iOS về cả độ chính xác cũng như về tốc độ, điều đó đã dẫn tới những nhà sản xuất khác vào cuộc giống như HTC đã thay thế bằng bàn phím của riêng họ. Đây chính là một trong những phương thức đầu tiên thể hiện tính mở của Android

Mở rộng widgets. 

Trong khi Android 1.0 và 1.1 bao gồm sẵn các widgets, và Google vẫn chưa hỗ trợ SDK (công cụ trợ giúp cho những người lập trình ứng dụng), những widget có sẵn chỉ gói gọn vào chưa đến đầu ngón tay. Thay đổi trên Android 1.5 và đến tận ngày nay, rất nhiều ứng dụng mang đến nhiều widget cho những người sử dụng. Thật sự đó là một ý tưởng thú vị của Google giúp người sử dụng có thể tuỳ chỉnh và tận hưởng cảm giác hài lòng với màn hình chủ của mình một cách dễ dàng, điều không hề có trên những nền tảng khác vào thời điểm bấy giờ.

Cải tiến Clipboard. 


Android hỗ trợ thêm một bước cho copy và bước. Trước đây Android chỉ hỗ trợ copy text hay links trong một ứng dụng, vì vậy bạn không thể copy các đoạn text ra khỏi trình duyệt hay Gmail. Google đã cải tiến sức mạnh cho Clipboard trong phiên bản Cupcake lần này hỗ trợ Copy đoạn text từ trình duyệt mặc định.

Quay phim và chạy video.

Thật khó tưởng tượng rằng một chiếc Smartphone lại không hỗ trợ khả năng quay video, nhưng đó là tình trạng chung mà người dùng T-Mobile G1 gặp phải. Cupcake cung cấp khả năng quay video, những cũng giống như bàn phím Android mặc định, người sử dụng gặp phải nhiều vấn đề. Và các nhà sản xuất đã nhanh chóng thay thế và hỗ trợ thêm nhiều chế độ, tuỳ chọn, focus và tốc độ cũng như giao diện.

Một vài đặc điểm khác 

Gmail có khả năng thực hiện thao tác với nhiều email một lúc (trước đây bạn không thể xoá hay lưu trữ hàng loạt các email được cho đến tân phiên bản 1.5), hỗ trợ việc up load dữ liệu lên YouTube và Picasa, Google Talk có thể hoạt động tốt.

1.6 "Donut"


Mặc dù không phải là một bản nâng cấp lớn như CupCake, Android 1.6 Donut vẫn được coi là một bản nâng cấp khá quan trọng tiếp theo sau Android 1.5. Nó thêm vào một số cải tiến về đồ hoạ và thêm vào một ít cập nhật cũng như nâng cấp, nhưng điều quan trọng nhất mà Google làm được lần này đó là những thay đổi bên trong. Android lần đầu tiên hỗ trợ mạng CDMA trên Donut, và qua đó mở rộng thị trường di động trên nước Mỹ qua các nhà mạng như Verizon và có tiềm năng mở rộng hàng trăm triệu thuê bao ở Châu Á.

Trong phiên bản lần này, Android lần đầu tiên có khả năng chạy ở rất nhiều chế độ phân giải màn hình khác nhau cũng như là tỉ lệ chiều dài: chiều rộng khác nhau, điều này đã mở cửa để các loại điện thoại có độ phân giải khác nhau cũng như những chiếc smartphone từ mà hình bé cho tới kích thước cực lớn. Ngày nay, khi chọn một chiếc điện thoại chắc hẳn bạn sẽ phải phân vân trước hàng loạt các tiêu chuẩn độ phân giải màn hình QVGA (320x240), HVGA (480x320) , WVGA (400x240) , FWVGA (854×480), qHD (960×540) ,  và 720p (1280×720) và kể cả các mẫu điện thoại Qwerty có màn hình bé.

Donut cũng giới thiệu Quick Search Box, ý tưởng được biết đến nhiều hơn với cái tên “universal search”. Trước khi Donut ra đời, khi ấn phím Search ở trên bàn phím Android trong lúc đang ở màn hình chủ, bạn sẽ được đưa đến hộp Google search box để tìm kiếm trên Internet, không có gì khác với việc truy cập vào google.com cả. Với cải tiến mới này của Donut, bạn có thể tìm kiếm rất nhiều thông tin từ ứng dụng, danh bạ và cả trên internet chỉ với một hộp tìm kiếm đơn giản. Hơn thế nữa, Android cho phép những nhà lập trình ứng dụng có thể nhúng ứng dụng của mình để tìm kiếm ở hộp Quick Search Box này.

Những tính năng khác ra mắt trong Android 1.6 còn phải kể đến việc thiết kế lại Android Market- chủ đạo ở hai màu trắng và xanh lá- gần gũi với tông màu chủ đạo của Android. Bao gồm các tabs để khám phá các mục top ứng dụng miễn phí và ứng dụng trả tiền, điểm nhấn hết sức quan trọng khi số lượng ứng dụng trên Android Market đang băt đầu bùng nổ mạnh mẽ. Ứng dụng camera cũng được thiết kế lại với galary trình diễn ảnh đẹp hơn và giảm lag khi chụp…

2.0 / 2.1 "Eclair"


Vào đầu tháng mười một năm 2009, sau một năm kể từ khi G1 xuất xưởng, Android 2.0 đã được  phát hành. Đây thật sự là một trong số những bản update lớn nhất của Android từ trước tới nay. Bao gồm những ý tưởng vô cùng mới mẻ, những chiếc smartphone kích thước lớn được phát hành bởi những nhà mạng hàng đầu thế giới, với tương lai đầy hứa hẹn. Éclair lần đầu được tung ra trên chiếc Motorola Droid của nhà mạng Verizon đã đánh dấu một trong những chiếc điện thoại thông minh thành công nhất trong lịch sử Android.

Điều gì đã khiến cho Eclair trở nên quan trọng như vậy. Éclair đã thổi một luồng gió mới vào Android kể từ khi Android chính thức xuất hiện trên thị trường bao gồm thiết kế cũng như về cấu trúc. Những điểm mấu chốt đã tạo nên thành công và sức mạnh cho Eclair :

Hỗ trợ đăng nhập nhiều tài khoản.


Lần đầu tiên trong lịch sử, đăng nhập vào nhiều tài khoản Gmail tại một thiết bị, hỗ trợ từng tài khoản một, nhận mail.

Eclair cũng cho phép các ứng dụng từ các nhà sản xuất phần mềm thêm dịch vụ của họ vào trong tài khoản hệ thống, sau đó nó cho phép nó có khả năng tự đồng bộ. Một điều cơ bản là thông tin giữa các tài khoản được đồng bộ vào một contacts nếu trùng, cho tất cả những thông tin về người này trong sổ liên lạc. Facebook là một trong số những ứng dụng đầu tiên tham gia vào tinh năng trên Android- được giới thiệu lần đầu tiên trên Droid.

Chỉ đường trên Google Maps. 

Đây là một trong số những điểm vẩn còn ảnh hưởng khá lớn đến thị trường thiết bị di động thông minh. Được phát hành cùng với Android 2.0, Google Maps Navigation là ứng dụng sử dụng chính tài nguyên Google Maps để đưa ra những hướng dẫn chỉ đường cho người dùng. Với nhiều đặc điểm khá độc đáo mà bạn hằng mong muốn trong một thiết bị dẫn đường như: góc nhìn 3D, hướng dẫn bằng âm thanh (kể cả tên tuyến phố), và lượng phương tiện giao thông đi lại trên tuyến đường. Thay vì phải trả phí hàng tháng, hàng năm đối với những ứng dụng chỉ đường khác hay là những thiết bị định vị đắt tiền trong xe ô tô của mình, bước đi này của Google đã tiến một bước khá đột phá trong lĩnh vực di động. Những phiên bản đầu tiên của Google Map Navigator lúc đầu còn gặp khá nhiều sai sót và yêu cầu kết nối internet, không hỗ trợ khả năng cache và điều này đã được chỉnh sửa lại chi tiết hơn ở các phiên bản tiếp theo.

Liên lạc nhanh


Eclair đã thêm vào thanh Quick Contact ( liên lạc  nhanh), có khả năng hiện lên một bảng pop- up giúp bạn có thể nhanh chóng liên hệ được với người mình cần bằng nhiều phương thức khác nhau: email, tin nhắn, cuộc gọi,…Chỉ cần bạn di chuyển đến tên người mình cần liên lạc trong danh bạ, ấn và giữ cho đến khi nào hiện lên một hộp thoại bên cạnh tên của người đó, và bây giờ bạn chỉ cần chọn phương thức nữa là xong. Đơn giản và nhanh gọn

Cải thiện bàn phím. 

Giống như G1, Droid đi kèm với một bàn phím vật lý QWERTY đầy đủ, nhưng Google vẫn tiến hành một chút chỉnh sửa với bàn phím ảo. Mặc dù cảm ứng đa điểm vẫn chưa được hỗ trợ một cách đầy đủ nhất- trình duyệt mặc định và bản đồ vẫn chưa có khả năng “pinch-to-zoom” những Eclair đã sử dụng khái niệm đa điểm đầu tiên với bàn phím, cho phép chấp nhận kí tự thứ hai được ấn trong lúc đánh máy nhanh, làm nên sự khác biệt so với những phiên bản trước.

Chỉnh sửa lại trình duyệt.


Giống như đã đề cập trước đây, Trình duyệt mặc định của Eclair vẫn chưa hỗ trợ khả năng zoom đa điểm, nhưng nó đã được phát triển nhiều đặc điểm rất tích cực. Android 2.0 hiển thị được khá tốt những trang web nặng, thay vì hiển thị như máy tính để bàn, nó có khả năng tinh chỉnh lại phù hợp với kích thước màn hình cũng như thuận tiện cho người đọc. Google cũng bổ sung khả năng hỗ trợ HTML5, bao gồm cả video ( trong chế độ toàn màn hình). Đây cũng là lần đầu tiên Google thay đổi thiết kế của trình duyệt mở rộng thanh địa chỉ, ngoài địa chỉ trang web bạn cần truy cập, có thể gõ ngay từ khoá bạn cần tìm kiếm, trình duyệt mặc định này sẽ tự động trả về kết quả tìm kiếm. Mặt khác để thuận tiện hơn trong thao tác, người sử dụng có thể ấn đúp lên màn hình để phóng  to- hình thức thay thế khá phù hợp cho nút phóng to- thu nhỏ

Sau khi Android 2.0 được phát hành, Google đã tung ra bản Android 2.1 cũng vẫn với tên gọi Eclair. Đi kèm với bản OS mới này là chiếc điện thoại đình đám một thời Milestone. Lần này, 2.1 có sửa một vài lỗi nhỏ bên cạnh đó thêm vào một số chức năng mới vô cùng đáng giá:

Live wallpapers. 

 

Một trong số những điểm mới của Android trong lần này là màn hình live wallpapers. Hiểu đơn giản thì đó không còn là màn hình nền mang tính chất tĩnh nữa, mà trở nên sống động với các chuyển động, và có khả năng tương tác được với người sử dụng. Google còn thể hiện khả năng của mình khi cung cấp ngay một live wallpaper là Google Maps cung cấp vị trí của người dùng ở màn hình chính- nhưng bên cạnh đó, đương nhiên là dùng các live wallpaper rất ngốn pin..

Speech-to-text.

Google cung cấp khả năng chuyển chữ thành tiếng người đọc text-to-speech (TTS) kể từ phiên bản Donut, và bây giờ Google thực hiện nốt phần việc còn lại- người dùng có thể nói vào micro phone thay cho phương pháp nhập dữ liệu truyền thống bằng bàn phím. Trên bàn phím Android co một biểu tượng hình cái mic, ấn vào đó và nói, Android sẽ tự động truy cập cơ sở dữ liệu của Google để biên dịch lời nói của bạn thành chữ viết (đương nhiên chỉ hỗ trợ tiếng anh và một số ngôn ngữ khác). Apple cũng bổ sung tính năng tương tự như vậy ở iOS 5.

Màn hình khoá mới.



Android 2.0 bao gồm một màn hình khoá phím mới có khả năng trượt để mở khoá và thay đổi chế độ âm thanh của điện thoại. Cũng với chức năng tương đương nhưng nó đã được chỉnh sửa lại lần thứ hai trong phiên bản 2.1. Cùng với việc thay đổi phông chữ là việc trượt thẳng thay vì phải trượt theo vòng tròn như trước đây.

Mặc dù không phải là một bản cập nhật thật sự ấn tượng, Android 2.1 đánh dấu một sự thay đổi chiến lược của Google. Sau những kinh nghiệm từng ấy năm trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Google quyết định hợp tác trực tiếp với HTC để tạo thành dòng sản phẩm của mình. Đó chính là chính là nguyên nhân mà Google Nexus One ra đời, một thiết bị khá mỏng, với bộ vi xử lý khá mạnh mẽ vào thời điểm bấy giờ 1Ghz Qualcomm SnapDragon và một màn hình AMOLED tiến tiến có độ phân giải WVGA.

 

Google đã chuyển sang con đường này kể từ phiên bản Android 2.0 với chiếc Motorola Droid. Google và Motorola đã làm việc cùng nhau để phát triển Droid để Android có điều kiện hoạt động tốt nhất từ trước đến nay. Google cũng chưa bao giờ trực tiếp bán điện thoại cho người dùng nhưng điều này đã thay đổi với Nexus One

(còn tiếp)