Báo Mới

Ăn thịt người chết để 'tỏ lòng tôn kính'

Hủ tục ăn thịt người chết để tỏ lòng tôn kính đối với người đã khuất nghe có vẻ kì dị nhưng đó là sự thật trong đời sống của người Wari ở rừng Amazon.

Theo cư dân bộ tộc, tục lệ ăn thịt người chết là nhằm bày tỏ tình yêu, lòng tôn kính với những người đã khuất.

Tục ăn thịt người luôn bị coi là hành động man rợ và vô nhân tính. Nhưng ở bộ tộc Wari, vào trước thập niên 60 của thế kỷ XX, việc ăn thịt người, đặc biệt xác người chết được coi là việc vô cùng thiêng liêng, nhằm bày tỏ tình yêu và lòng tôn kính với những người đã khuất.
Bộ tộc Wari còn được biết với cái tên Pakaa Nova là những thổ dân bản địa Brazil, sinh sống trong khu rừng Amazon. Người Wari có cuộc sống bán du mục, những ngôi làng của họ không bao giờ cố định ở một nơi hoặc tồn tại quá một năm. 

Wari là cái tên biểu tượng cho sự dũng mãnh, gan dạ. Người Wari sinh sống chủ yếu nhờ săn bắn, mỗi khi săn được một con mồi, họ thường moi tim chúng và khẩn cầu sức mạnh của con vật đó không mất đi mà tồn tại trong cơ thể họ. Với người Wari, đó không phải là hành động tàn bạo mà là để thể hiện sự tôn trọng với những con vật đó.
Bộ tộc Wari ăn thịt kẻ thù lẫn người trong tộc mình. Khi chiến đấu và giết được đối thủ - đó là niềm tự hào với mỗi người Wari. Kẻ thù càng dũng cảm thì việc ăn thịt người đó càng thể hiện niềm tự hào và sự tôn trọng lớn. 

Sau khi hạ gục đối thủ, những chiến binh Wari sẽ mang xác họ về nhà và bộ tộc thực hiện nghi lễ ăn thịt người đã chết. Chỉ có phụ nữ và thanh niên không tham gia chiến đấu mới được ăn thịt người này. 

Người Wari không tiến hành chôn cất người chết bởi họ cho rằng như vậy là phạm tội bất hiếu khi con cháu đem thân xác người chết chôn xuống đất ẩm ướt, bẩn thỉu, lạnh lẽo, đầy côn trùng, để cho xác thối rữa. Họ chọn cách ăn thịt người đã chết để "giữ mãi linh hồn và trí tuệ của người chết ở thân xác của người sống".

Bên cạnh hủ tục rùng rợn này tại vùng Bắc Mỹ, Blackfeet hay còn gọi là Chúa tể của những bình nguyên là một sắc dân đông đảo. Người ta cho rằng sở dĩ có tên gọi Blackfeet là do sự bạc màu của da hươu khi thổ dân dùng tro để thuộc da cho mềm làm trang phục.

Sắc dân này sử dụng ngôn ngữ Algoquian và sống như những tiểu quốc trong lãnh địa riêng của mình. Họ là dân du mục săn bắn và lượm hái. Mùa hè, họ sống quây quần trong những lều trại lớn và săn trâu. Mùa đông, họ tách ra thành từng toán chừng 10 đến 20 lều trại, có người đàn ông đứng đầu chỉ huy, thường phải khỏe mạnh, thiện chiến và thành thạo về nghi lễ. Dân Blackfeet có tinh thần độc lập, chiến đấu dữ dội và luôn luôn chiến thắng, vì thế họ đã chiếm cứ một lãnh địa bao la trải suốt từ phía bắc sông Saskatchewan dọc theo vùng Edmonton, Alberta của Canada, chạy dài xuống tiểu bang Montana đến sông Missouri của Mỹ.

Lễ hội khiêu vũ tôn vinh mặt trời (Sun Dance) của dân Blackfeet là một lễ hội lớn nhất, rất quan trọng, có tính cách tôn giáo của thổ dân da đỏ tại vùng đồng bằng miền Tây Canada, được tổ chức thường niên hoặc hai năm một lần. Trong lễ hội này, người đàn bà đóng vai chủ tế.

-image-1384835800561

Đây được coi là một lễ hội hành xác

Từ lúc chuẩn bị đến khi cử hành lễ khiêu vũ, lễ hội kéo dài trong nhiều ngày thường tổ chức vào tiết hạ chí (khoảng 21/6), bắt đầu từ hoàng hôn của ngày chuẩn bị và cũng chấm dứt vào hoàng hôn của ngày cuối cùng. Lễ hội Sun Dance gồm nhiều giai đoạn: 4 ngày đầu là dựng lều trại, ngày thứ 5 đem các thứ đã thu lượm được trao cho bà thầy, trẻ em và người lớn ốm yếu thì đem dâng của lễ; sang ngày thứ 6 là cuộc khiêu vũ tôn vinh mặt trời, thổi tù và, đôi khi còn có thêm việc tự hành xác; 4 ngày còn lại dành cho những nghi thức của những người đàn ông trong mỗi cộng đồng. Lễ hội mang ý nghĩa như một sự kết nối giữa sự sống và cái chết, vì người Blackfeet cho rằng cuộc sống thực sự không kết thúc mà là một sự tái tục luân hồi. Mọi tạo vật đều tương quan, lệ thuộc lẫn nhau.
Dân Blackfeet tổ chức lễ hội Sun Dance khi nào người đàn bà thề nguyền cần cù và trung thành với chồng mình. Đã có thời cả hai chính quyền Canada và Mỹ cấm đoán lễ hội này, nhưng sau đó, Sun Dance được tổ chức lại vì đã cắt bỏ nghi thức tự hành xác.
Họ cắm cột dựng lều và khiêu vũ ở trong. Lều khiêu vũ gọi là Sun Dance Lodge. Mọi thứ trang hoàng trong lều đều mang một ý nghĩa riêng. Cột làm bằng một thứ cây. Cây này là tượng trưng cho đời sống. Họ làm một tổ chim trên chạc cây. Đấy là hình ảnh nơi trú ngụ của con người. 4 cọc khác tượng trưng cho 4 góc của trái đất, tức 4 phương trời. 12 cột thẳng tượng trưng các sự huyền bí, chẳng hạn 12 đức hạnh trong tín ngưỡng của thổ dân như là: nói điều phải, làm điều tốt...
Những lá cờ hiệu treo ở cây cột là tượng trưng những tặng phẩm kính dâng thiên nhiên. Trong lều khiêu vũ, người ta cầu nguyện vị thần tối cao là mặt trời. Mây, gió, nước, loài vật, tất cả đều do thần tối cao sai bảo. Mặt trời cai quản mọi vật, từ cây cỏ, con người đến loài vật. Đó là Đấng coi sóc về sức khỏe, sức mạnh và mọi thứ cần thiết để nuôi sống con người

Chưa dừng lại ở đó, tại châu Phi và một số quốc gia theo đạo Hồi, người ta tin rằng, tục lệ "cắt bao quy đầu" bé gái sẽ giúp các bé giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình. Còn những bé gái không làm thủ thuật này sẽ bị cho là ô uế, không sinh được con trai nối dõi cho nhà chồng cũng như có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao.

Lễ "cắt bao quy đầu" bé gái thực chất được hiểu là việc cắt bỏ những nếp da bao quanh âm vật. Do mặt trong lớp da này có những tuyến bài tiết ra chất nhờn tích tụ lâu, sẽ tạo thành một lớp cặn gây mùi hôi. Vì vậy, các bé gái nơi đây thường bị mẹ đưa đi cắt bộ phận sinh dục bên ngoài trước khi các bé bước vào tuổi dậy thì như một cách giữ gìn vệ sinh cũng như phẩm chất đạo đức cho các em. 95% các bé gái đều bị cắt bỏ vùng da quy đầu khi bước sang tuổi thứ 5.

Theo lý thuyết, thủ thuật cắt bỏ này chỉ mất vài phút cũng như chảy máu rất ít. Các bé được sát trùng sạch sẽ vùng kín rồi ra về. Nhưng trên thực tế, việc "cắt bao quy đầu" ở nữ giới có thể gây đau đớn, băng huyết, nhiễm trùng, vô sinh thậm chí tử vong nếu không có đủ dụng cụ y tế và người thực hiện không có đủ chuyên môn. Mặc dù đã có sự can thiệp của các tổ chức thế giới cũng như lệnh cấm cắt bao quy đầu nữ giới từ phía chính phủ, nhưng ở một số nơi, người ta vẫn bỏ qua những lời cảnh báo. Do ảnh hưởng lớn từ tín ngưỡng tôn giáo, hủ tục này vẫn còn tồn tại ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở Trung Đông, châu Phi, nhất là Somalia và một số nước châu Á.

 Mời bạn xem thêm:  Cường đô la: Oai nhờ mẹ, sang nhờ vợ, vô dụng?

 Hồng Long (TM)