Hàng không - Vũ trụ

Ấn Độ chính thức phóng thành công tên lửa thực hiện sứ mệnh Mặt trăng lịch sử

Vào ngày 14/7 vừa qua, Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa Launch Vehicle Mark-3 (LVM3) từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, thuộc đảo Sriharikota. Tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 với sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng. Sau 16 phút cất cánh, tàu Chandrayaan-3 tách khỏi tên lửa LVM3 theo đúng lộ trình và tiến vào quỹ đạo Trái đất. Nó sẽ bắt đầu hành trình tiết kiệm nhiên liệu trước khi tăng tốc, sau đó tiến thẳng vào quỹ đạo của Mặt trăng.

Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh thành công xuống Mặt trăng, sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc nếu nhiệm vụ Chandrayaan 3 thành công, trong số các nước này chưa nước nào từng đáp xuống cực nam của Mặt trăng.

ro2-1689521247.jpg
 

Nếu sứ mệnh thành công sẽ giúp giới khoa học Ấn Độ đảy nhanh tham vọng khám phá không gian chi phí thấp trong bối cảnh ngày một nhiều quốc gia đang cạnh tranh để thiết lập sự hiện diện lâu dài trên hành tinh này. Toàn bộ sứ mệnh của Ấn Độ được ước tính  khoảng 6 tỷ rupee (73 triệu USD).

Các quan chức tại Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đặt niềm tin vào thành công trong lần phóng này. Bước quan trọng nhất là hạ cánh khi tàu phải thực hiện một loạt các thao tác chính xác để đáp xuống gần cực nam của Mặt trăng dự kiến vào ngày 23/8 tới.

ro1-1689521247.jpg
 

Được biết tàu vũ trụ Luna-25 (Nga) sẽ phóng trong tháng 8 tới đây cũng nằm gần địa điểm hạ cánh theo kế hoạch của tàu Chandrayaan-3 nằm ở 69,367621 vĩ độ nam và 32,348126 kinh độ đông. Các nhà nghiên cứu đã thiết kế bộ đôi trạm đổ bộ - robot của Ấn Độ có thể hoạt động trong một ngày Mặt trăng (tương đương khoảng 14 ngày Trái đất), bộ đôi giúp thu thập các loại dữ liệu về môi trường xung quanh bằng các công cụ khoa học hiện đại nhất.

ro3-1689521247.jpg
 

Được biết, Chandrayaan 3 là nhiệm vụ Mặt trăng thứ ba của Ấn Độ và là nỗ lực thứ hai nhằm hạ cánh nhẹ nhàng (soft landing) xuống thiên thể này. Trước đó vào tháng 9 năm 2019, nhiệm vụ thất bại khi bộ đôi trạm đổ bộ - robot Chandrayaan 2 đâm mạnh xuống bề mặt Mặt trăng. Không chỉ thế, nhiệm vụ này còn bao gồm một tàu quỹ đạo, hiện tại các dữ liệu xung quanh Mặt trăng vẫn được con tàu thu thập.

Mặc dù Chandrayaan 3 không có tàu quỹ đạo nhưng các nhà nghiên đã chế tạo module đẩy của nhiệm vụ sẽ mang theo một công cụ nghiên cứu Trái đất từ xa. Dự kiến dữ liệu sẽ cung cấp thêm thông tin quan trọng trong quá trình tìm kiếm ngoại hành tinh phù hợp với sự sống.

 

Danh tính người đàn ông nhiều vợ nhất Việt Nam: Cuối đời phải ngủ 1 mình, tự lo hậu sự dù có 16 vợ

Những tưởng phải được “cung phụng” như vua chúa nhưng người đàn ông có 16 vợ, 24 người con lại phải chịu cảnh “chăn đơn, gối chiếc” lúc cuối đời.