Smartphone

Đánh giá chi tiết Motorola Droid Razr Maxx: Mỏng manh đầy sức sống

Motorola Droid RAZR MAXX được ra đời, nhằm khắc phục vấn đề mà người tiền nhiệm Motorola Droid RAZR mắc phải với tuyên bố không smartphone nào "bì kịp" với thời lượng Pin mà nó mang lại – 61 giờ sử dụng trong thực tế. Liệu rằng tuyên bố của Motorola có đúng không, Pin của Droid Maxx liệu có hoạt động được lâu trên mạng 4G hơn các sản phẩm khác?

Khi Verizon giới thiệu Motorola DROID RAZR vào cuối tháng mười, chúng tôi đã thực sự ấn tượng với thiết kế của nó, từ thiết kế tới các tính năng, tất cả đều rất hoàn hảo. Màn hình đẹp với công nghệ Super AMOLED, độ phân giải qHD, bộ xử lý dual-core, tất cả được gói gọn trong một thiết bị dày 0.28” (7.1mm). Tuy nhiên với thiết kế pin 1780mAh không thể tháo rời, điều này rất bất lợi cho những người yêu cầu công việc và tính giải trí liên tục. Chính vì vậy, Motorola hy vọng Droid Maxx sẽ làm giảm bớt vấn đề này với dung lượng pin lên tới 3300 mAh, cho phép tăng thời lượng nói chuyện từ 12h đến 21 giờ.

Đánh giá và cấu hình chung

Thiết kế

Maxx có thiết kế tương tự như người tiền nhiệm Droid RAZR của mình. Thực tế nếu đem so sánh, chúng chỉ khác nhau về độ dày, Maxx có độ dày 8.9mm trong khi Droid RAZR chỉ có độ dày 7.1mm. Sự khác biệt chỉ 1.9mm dường như không phải là nhiều, vâng đúng là như vậy. Tuy nhiên, cuộc đua trong thị trường thiết kế điện thoại di động, "độ mỏng" luôn là thứ được nhiều nhà sản xuất quan tâm, chính bởi vậy, Droid RAZR mặc dù là thế hệ đi trước của Maxx nhưng vẫn có quyền tự hào về vị trí smartphone mỏng nhất thế giới của mình. 

Tuy vậy, Maxx vẫn vô cùng hãnh diện khi nó sở hữu thân hình mỏng manh hơn cả iPhone 4S (9.3mm) và Galaxy Nexus (9.47mm).  Mặc dù cạnh trên của Maxx có thiết kế lồi ra phía trước làm cho độ dày của nó tăng lên (10.6mm) tuy nhiên đây chính là điểm mạnh của Maxx. Thiết kế dốc từ trên xuống cho cảm giác cầm Maxx trên tay rất chắc chắn, thoải mái, xóa tan lỗi lo về một chiếc điện thoại mỏng manh dễ vỡ.

Đọ dáng cùng iPhone 4S


Trọng lượng của Maxx là 145g, nặng hơn so với Droid RAZR 18g (127g), tuy nhiên vẫn còn nhẹ hơn so với thiết bị hàng đầu chạy ICS của Sammy. Mang trong mình viên pin khổng lồ 3300 mAh, thế nhưng Galaxy Nexus vẫn dày và nặng hơn so với Maxx, mặc dù hiệu suất giữa hai thiết bị tương đương nhau, không có chênh lệch nhiều. Vậy nếu Motorola có thể đạt được kết quả xuất sắc như vậy, tại sao HTC và Samsung lại không?

Vấn đề nằm ở chỗ người dùng có thể tháo rời pin ra hay không? Motorola đã phải từ bỏ một số thứ để có thể nhồi nhét nhiều thứ vào trong không gian ít hơn, chẳng hạn như cắt giảm nắp pin. Với một thời gian thoại dài như vậy, hầu hết người dùng đều không mảy may chớp mắt quan tâm.

Trong thực tế, khi nhìn cả hai chiếc điện thoại mang thương hiệu Droid RAZR của Motorola, chúng gần như giống hệt nhau, mặc dù logo Motorola của Maxx có màu than xám, trong khi trên Droid RAZR là màu bạc.

Điển hình cho điện thoại Android, chúng ta tìm thấy điều đó ở tập các phím chức năng bên dưới màn hình hiển thị. Logo Motorola được khắc vào gọng nhôm kim cương, máy ảnh 1.3megapixel và tai nghe thoại được thiết kế trực tiếp trên màn hình đã làm tăng thêm tính cao cấp của sản phẩm. Ở phía bên trái của điện thoại bao gồm một nắp nhựa che giấu đi khe cắm microSIM 4G và khe cắm thẻ microSDHC, tiếp theo đó là khe cẳm thẻ nhớ, được trang bị sẵn thẻ 16GB.

 

Mặt sau Razr Maxx được làm từ Kevlar, một loại vật liệu thường thấy trên những tàu cao tốc cao cấp, áo khoác chống đạn, và lốp xe đạp. Theo Motorola, Kevlar chắc hơn thép đến năm lần. Việc dùng Kevlar trên điện thoại có chút mới lạ và càng tăng thêm vẻ tinh tế thu hút của máy.

Các nút nguồn/khóa được đặt ở cạnh phải cùng với các phím chỉnh âm lượng. Cảm giác phím nguồn/khóa hơi nâng so với phím chỉnh âm lượng cho thao tác sử dụng rất dễ dàng và chuẩn xác. Cuối cùng, máy ảnh 8megapixel cùng loa ngoài và đèn Flash LED tự động lấy nét đều được đặt ở phía bên trên, giải thích cho việc tại sao cạnh trên của Maxx lồi hơn so với phần phía dưới.

 

Màn hình

Các điện thoại thông minh Motorola khác như Photon và Droid Bionic trước đây đều dùng màn hình PenTile. Tuy nhiên Razr Maxx trang bị màn hình 4,3 inch qHD (960x540) công nghệ Super AMOLED. Theo Motorola, công nghệ Super AMOLED giải quyết được phần nào về pin khi hoạt động trên mạng LTE; công nghệ này giảm mức tiêu thụ điện, giúp tăng thời lượng pin.

Màn hình của máy có góc nhìn tuyệt vời và hiển thị tốt ngoài trời, vốn là hai ưu điểm của công nghệ Super AMOLED. Màu đen sâu và màu trắng sáng, nhưng những màu sắc trông có vẻ hơi quá bão hòa (đây cũng là điểm thường thấy trên màn hình công nghệ Super AMOLED).

Khi đặt cạnh để so sánh với iPhone 4S với độ phân giải cao hơn một chút (960x640). Trong khi màn hình 4,3-inch của Razr rộng rãi hơn thì màn hình 3,5-inch của iPhone 4S trông sắc nét hơn, độ chính xác màu sắc tốt hơn.

Giao diện

Vẫn giữ nguyên cấu hình phần cứng với bộ xử lý lõi kép tốc độ 1.2GHz 4430 OMAP, Motorola đã giữ lại các phần mềm cũng như giao diện trên Motorola Droid RAZR MAXX giống hệt như người tiền nhiệm RAZR Droid trước đó. Chạy hệ điều hành Android 2.3.5 (được nâng cấp lên ICE Adroid 4.0 vào giữa năm nay) với giao diện người dùng MOTOBLUR của nhà sản xuất đã mang đến cho Maxx một số hiệu ứng 3D rất đẹp, bảng điều khiển ứng dụng và các biểu tượng được chau truốt rất bắt mắt.

Nếu bạn đang tham gia vào hầu hết các mạng xã hội hiện nay, bạn sẽ có thêm một niềm vui lớn từ chiếc Maxx này. Các ứng dụng mạng xã hội được quản lý tập trung ở một nơi duy nhất, cung cấp thông tin cũng như sự tìm kiếm thông qua các tấm cửa sổ 3D đẹp mắt. Nhưng thay vì phải chạy lần lượt từng ứng dụng, bạn có thể xem và bình luận trên các mạng xã hội nhanh chóng bằng sử dụng các widget có sẵn trên màn hình chính.

Internet

Droid RAZR Max không ngần ngại khoe hiệu suất duyệt web của mình, thậm chí còn cao hơn tốc độ 4G LTE mà các sản phẩm khác mang lại. Theo thực tế thử nghiệm của chúng tôi, tốc độ tải xuống và tải lên của Maxx có thể lên tới 12Mb/s và 8Mb/s. Thật đáng kinh ngạc.

Bên cạnh tốc độ thuận lợi, trình duyệt web của nó có tính đáp ứng rất tốt. Thao tác pich to zoom, phóng to thu nhỏ được thực hiện rất mượt mà, chuyển động trơn tru, mịn màng như trên iPhone 4S. Thực tế nếu hỗ trợ thêm Flash, chắc chắn Maxx sẽ làm việc tốt như những chiếc máy tính khác làm được.

Ngoài ra, nó còn có thêm một số tính năng kết nối cao cấp khác như aGPS, Bluetooth 4.0, Wifi 802.11b/g/n và chức năng điểm truy cập điện thoại.

Danh bạ

Về cơ bản, các ứng dụng liên quan tới danh bạ người dùng đã cố gắng đồng bộ với tài khoản Google, giúp cho việc quản lý và sao lưu rất tiện dụng và nhanh chóng. Giao diện tìm kiếm, các tính năng thêm ảnh hoặc nhạc chuông cho người dùng cũng được Motorola đặc biệt lưu ý, mang đến sự thân thiện tối đa cho người dùng

Sắp xếp

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Motorola vẫn giữ lại những ứng dụng nguyên thủy từ hệ điều hành Android 2.3.5 của mình. Vẫn là những ứng dụng cơ bản như máy tính, lịch, báo thức, hoặc hẹn giờ, tuy nhiên chúng đã được “màu mè” hóa, nhằm mang tới sự thú vị cũng như cách sắp xếp khoa học cho các ứng dụng.

Tin nhắn và Email

Với màn hình hiển thị khá lớn, cùng với bàn phím Swype hoặc Multi Touch, Maxx mang đến cho người dùng sự thuận tiện và nhanh chóng tối đa cho việc thao tác văn bản. Bố trí rộng rãi, phím màu đen nổi bật đã mang lại tính chính xác và khả năng đáp ứng cao.

Ứng dụng Gmail đi kèm có giao diện thân thiện với quá trình cài đặt bình thường, chỉ yêu cầu địa chỉ email và mật khẩu đối với những tài khoản chung chung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể yêu cầu bạn bổ sung thông tin như địa chỉ máy chủ và các cổng thiết lập đúng cách.

Camera

Giống như Droid RAZR. Maxx được trang bị camera 8.0megapixel tự động lấy nét, tuy nhiên những gì mà chúng tôi thu được không giống như những bức ảnh mà một máy ảnh 8MP mang lại. Khi ở bên ngoài trong điều kiên có nắng, chất lượng ảnh hiển thị khá tốt màu sắc bão hòa cân đối, tuy nhiên có thể bị mờ với một số khu vực ánh sáng yếu. Khi chụp trong nhà, chất lượng hình ảnh giảm đáng kể, có rất nhiều hình ảnh bị vỡ. Đèn flash có xu hướng làm giảm màu sắc và độ chi tiết, vì vậy hãy chỉ sử dụng Flash khi thật sự cần thiết.

Mặc dù video được ghi lại ở độ phân giải 1920x1080 và 30 khung hình trên giây, tuy nhiên ấn tượng mà Maxx để lại đó là các chi tiết khá thường, không được chi tiết sắc sảo với những chuyển động nhanh. Dẫu vậy, hình ảnh mà nó mang lại vẫn đủ tốt để bạn tải lên Youtube, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Đa phương tiện

Bằng cách sử dụng giao diện máy nghe nhạc cùng một số đặc trưng mang phong cách MOTOBLUR, cách tiếp cận bài hát thân thiện và thông minh, hiển thị những thứ như bìa album và phím điều khiển trên màn hình. Tính năng hiển thị lời bài hát đang được chơi biến nó thành một dàn máy karaoke mini xem ra rất hữu ích. Với loa đơn duy nhất, tuy nhiên âm thanh mà nó mang lại khá sắc nét khi được đặt ở mức âm lượng to nhất.

Vì được trang bị màn hình Super AMOLED rực rỡ cùng bộ xử lý mạnh lẽ, Maxx cho khả năng chơi video MPEG 4 1920x1080 dễ dàng và cực kỳ mượt mà, chi tiết phong phú. Cùng với bộ nhớ trong 16GB, các khe cắm mở rộng hỗ trợ lên tới 32GB, chắc chắn Maxx sẽ làm thỏa mãn nhu cầu giải trí cao cấp của bạn.

Hiệu năng

Cái mà Maxx gây được nhiều bất ngờ và ấn tượng nhất chính là thời lượng pin mà nó mang lại. Motorola cho biết, pin 3300 mAh của nó mang lại 21 giờ thời gian thoại. Điều này rất tốt, vì nó vượt qua Droid RAZR tới tận 11h đàm thoại và 15h đàm thoại trên Galaxy Nexus (6h). Đương nhiên, các tác vụ khác như web, mail, chạy ứng dụng và ở chế độ chờ của Maxx có thể lên tới 3 ngày. 

Chất lượng cuộc gọi thoại cũng như chất lượng loa tai rất tốt, âm thanh rõ ràng cùng khả năng lọc âm tốt ở cả hai phía.

Kết luận

Nếu bạn là một người sử dụng điện thoại liên tục và thường xuyên, Motorola Droid RAZR Maxx sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Thiết kế góc cạnh mạnh mẽ, nhiều tính năng cao cấp của một chiếc điện thoại thông minh, sẽ là rất tự tin nếu bạn mang bên mình chiếc Droid Maxx. Dẫu vậy nếu bạn là người ưa thích chụp ảnh và quay phim cùng lựa chọn “kỹ tính” cho chuẩn HD, chắc chắn bạn vẫn sẽ có nhiều do dự với Droid Maxx.