Thiết bị công nghệ

Đánh giá nhanh hiệu năng Intel Core i7-6700HQ và Core i7-6820HK

Đánh giá nhanh hiệu năng Intel Core i7-6700HQ và Core i7-6820HK

Chỉ sau vài tuần có mặt trên máy để bàn, Intel đã cung cấp nền tảng Skylake mới nhất lên các dòng laptop sắp có mặt trong thời gian tới nhằm thay thế cho Haswell và Broadwell trước đây. Hiện tại, chip Skylake dành cho laptop có tổng cộng 28 mô hình khác nhau và được công bố vào đầu tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu năng từng mô hình một là điều khá khó khăn và trong khuôn khổ bài viết này, hai mô hình được lựa chọn là i7-6700HQ và i7-6820HK, đây cũng là hai mô hình cao cấp và nhanh nhất của dòng chip Skylake trên máy tính xách tay.

Tổng quan

Intel cung cấp 8 vi xử lý sở hữu 4 nhân trong số 28 mô hình nền tảng Skylake di động, trong đó bao gồm 2 mô hình Xeon cho máy trạm chuyên nghiệp (đã sớm xuất hiện trên Lenovo Thinkpad P50 và P70) cùng với hai vi xử lý Core i5 không hỗ trợ siêu phân luồng, 4 CPU còn lại đều là Core i7. Bên cạnh hai CPU được lựa chọn trong bài viết này là i7-6700HQ, i7-6820HK còn có i7-6820HQ và i7-6920HQ.

Điểm đầu tiên khi nhìn vào bảng thông số phía trên đó là các vi xử lý thuộc Skylake có xung nhịp thấp hơn nhiều so với hai thế hệ trước là Haswell và Broadwell, đặc biệt là khi sử dụng toàn bộ 4 lõi trên vi xử lý. CPU i7-6700HQ chạy ở Turbo Boost cũng chỉ đạt 3.GHz, thấp hơn nhiều so với i7-4720HQ (3.4GHz) và i7-5700HQ (3.5GHz). Cho dù hiệu suất xử lý trên mỗi MHz tăng nhẹ so với nền tảng cũ. Nhưng bù lại, khả năng tiêu thụ điện năng sẽ thấp hơn, mở rộng thời lượng pin cho máy.

Mô hình thử nghiệm

Cả hai vi xử lý đều được thử nghiệm trên chiếc laptop Clevo Barebone, song, Notebookcheck đã không thể cung cấp cấu hình chi tiết do cam kết với nhà sản xuất. Cả hai thiết bị đều có 2x8GB DDR4 RAM, một PCIe SSD từ Samsung và cài đặt hệ điều hành Windows 10 Pro 64-bit cùng driver Intel HD Graphics 10.18.15.4256.

Benchmark CPU

Tổng quan, Skylake nhanh hơn khoảng 10% so với kiến trúc Haswell cũ và 5% so với Broadwell với cùng một xung nhịp. Đáng tiếc, trong một số bài thử nghiệm, Intel Core i7-6820HK không tỏ ra xuất sắc cũng như đảm bảo vị thế dẫn đầu của mình. Các vi xử lý Broadwell i7-5700 3 nhân dẫn đầu trong bài thử nghiệm đa lõi nhờ vào xung nhịp cao hơn 300MHz, trong khi đó, i7-4940MX đứng đầu trong bài test đơn lõi. Tuy nhiên, điểm khác biệt về hiệu suất thường rất nhỏ và người dùng rất khó có thể phân biệt, đồng thời Skylake lại nhỉnh hơn về khả năng tiết kiệm điện năng.

Các CPU được thử nghiệm

Ưu điểm trên có được nhờ quy trình sản xuất 14nm tiên tiến, thậm chí khi thử nghiệm, mức điện năng tiêu thụ không đạt tới ngưỡng 45 watt mà còn thấp hơn. Điều này có nghĩa rằng Turbo Boost được quy định có thể duy trì ngay cả mức dưới tải tối đa, điều này không được áp dụng cho nền tảng Haswell trước đây. Hiệu suất cũng bị ảnh hưởng bởi giới hạn mức điện năng tiêu.

Khả năng ép xung của i7-6820HK. Ảnh: Notebookcheck

Thử nghiệm tiếp theo về khả năng ép xung của i7-6820HK, việc sử dụng công cụ Intel XTU cho tốc độ Turbo đạt 4.0GHz, gia tăng hiệu suất từ 10 đến 20%, điều này mang lại một hiệu năng gần như ngang bằng với Intel i7-6700K trên máy tính để bạn. Bên cạnh đó, nền tảng Skylake mới cũng có được khả năng thoát nhiệt thấp hơn, mát và điện áp được tối ưu hóa.

Công suất tiêu thụ. Nguồn: Notebookcheck

Hiệu quả năng lượng. Nguồn: Notebookcheck

Kết quả so sánh giữa các CPU được lựa chọn. Nguồn: Notebookcheck

Hiệu năng về đồ họa

Intel trang bị cho nền tảng Skylake với 4 giải pháp đồ họa khác nhau dự trên kiến trúc Gen 9 bao gồm

- GT1 (12 EUS, không eDRAM):  HD Graphics (Skylake),  HD Graphics 510.

- GT2 (24 EUS, không eDRAM):  HD Graphics 515,  HD Graphics 520,  HD Graphics 530.

- GT3e (48 EUS, 64 MB eDRAM):  Iris Graphics 540,  Iris Graphics 550.

- GT4e (72 EUS, 128 MB eDRAM): Iris Graphics Pro 580.

Các phiên bản GT2 được cung cấp cho các vi xử lý 4 nhân với tên gọi thương mại là HD Graphics 530, đây là sự kế thừa của HD 4600 (20 EUS, Intel Gen7.5, Haswell) cũng như HD 5600 (24 EUS, Intel Gen8, Broadwell). HD 530 nhận được sự tối ưu về thiết kế, hiếu suất và hiệu quả năng lượng cùng với đó là sự hưởng lợi từ bộ nhớ DDR4.

Thực tế thử nghiệm cho thấy sức mạnh xử lý đồ họa cao hơn 25-30% so với HD 4600 và chỉ nhỉnh hơn 5% so với HD 5600. Nếu xét với với các card đồ họa Mobility hiện nay, HD 530 tương đương với Nvidia GeForce 920M. Người dùng hoàn toàn có thể chơi nhiều game một cách mượt mà với mức cài đặt độ phân giải hợp lý. Thông tin chi tiết hơn về phiên bản cao cấp nhất GT4e sẽ sớm được đưa ra vào năm 2016.

Hiệu năng chơi game của HD 530. Ảnh: Notebookcheck

Kết luận

Nếu nhìn một cách chi tiết các bài đánh giá ở trên đây, có lẽ người dùng sẽ cảm thấy thất vọng về sức mạnh của nền tảng Skylake mới trên máy tính sách tay. Tuy nhiên, bù lại, các thiết bị có được hiệu quả năng lượng tối ưu hơn nhờ vào tiến trình 14nm tiên tiến. Đây cũng chính là mục đích mà Intel muốn nhắm đến trong tương lai.

Đồng thời, việc nâng cấp GPU đi kèm lên một tầm cao mới giúp các thiết bị có thể hỗ trợ giải trí tốt mà không cần phải trang bị card rời. Những đánh giá chi tiết hơn sẽ được đưa ra ngay khi các phiên bản laptop thương mại chính thức có mặt trên thị trường.

 

Intel chính thức giới thiệu nền tảng Skylake dành cho mọi thiết bị

(Techz.vn) Sau khi giới thiệu nền tảng Skylake mới trên PC, Intel tiếp tục mở rộng dòng vi xử lý của mình tới các sản phảm đa dạng hơn từ máy tính tí hon, máy tính All-in-One, laptop lai, Notebook cho đến các dòng máy trạm sử dụng nền tảng Intel Xeon.