Điện thoại

Samsung Galaxy Note 7 nhận diện mống mắt như thế nào?

Có khá nhiều nhầm lẫn trong việc xác định một cảm biến nhận diện mống mắt và cảm biến nhận diện võng mạc, người dùng thường hay mắc phải những sai lầm như vậy. Cảm biến trên Samsung Galaxy Note 7 là mống mắt hay võng mạc và nó hoạt động như thế nào?

Phân biệt công nghệ nhận diện mống mắt và võng mạc?

Đến thời điểm hiện tại, chúng có thể chắc chắn rằng công nghệ nhận diện mống mắt và võng mạc là hoàn toàn khác nhau, không thể sử dụng chung hai khái niệm này.

Võng mạc là lớp màng thần kinh cực mỏng ở đáy mắt, trong khi đó, mống mắt thường được gọi là “tròng đen của mắt”, là phần làm cho mắt có màu nâu hay xanh tùy theo chủng tộc. Phần mống mắt nằm ở bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong khi võng mạc nằm bên trong có tác dụng thu nhận ánh sáng. Trên thế giới, có cả hai loại cảm biến nhận diện mống mắt và võng mạc. Tuy nhiên, với hạn chế trên smartphone, chỉ có thể sử dụng mống mắt hay còn gọi là Iris Scanner.

 Mống mắt thường được gọi là “tròng đen của mắt”, là phần làm cho mắt có màu nâu hay xanh tùy theo chủng tộc

Công nghệ nhận dạng mống mắt (Iris Recognition) là phương pháp sử dụng thuật toán hình ảnh để nhận dạng một người nào đó dựa vào cấu trúc phức tạp và độc nhất của mống mắt, thậm chí ngay cả khi họ đang đeo kính hoặc sử dụng áp tròng từ một khoảng cách nhất định.

Quét mống mắt được công nhận là quá trình xác thực tốt nhất hiện nay. Trong khi quét võng mạc còn nhiều nhầm lẫn, thì nhận dạng mống mắt đơn giản chỉ liên quan đến việc chụp ảnh của mống mắt; hình ảnh này được sử dụng chỉ để xác thực.

Samsung cũng gọi tên cảm biến trên Note 7 là Iris Scanner hay tiếng Việt là quét mống mắt. Như vậy, câu hỏi đã được giải đáp, có rất nhiều thông tin đăng tải là cảm biến nhận diện võng mạc, hoàn toàn sai lầm.

Cảm biến võng mạc trên Note 7 hoạt động như thế nào?

Mới đây, Samsung đã cho đăng tải một infographic mô tả về quá trình nhận diện mống mắt trên “Galaxy Note 7”. Theo đó, Note 7 sở hữu hai thành phần để quét mống mắt bao gồm một máy quét Iris camera và máy quét hồng ngoại để giúp thiết bị có khả năng nhận diện ngay cả trong điều kiện thiếu sáng hay môi trường anh sáng rất mạnh. Khi khởi động tính năng, cảm biết sẽ chụp lại ảnh sau đó phân tích vùng mống mắt, tròng mắt và thậm chí các mao mạch máu. Sau đó, những chi tiết trên sẽ được mã hóa và lưu vào cơ sở dữ liệu của máy.

Quá trình khởi động tiếp theo, máy quét sẽ sử dụng hồng ngoại để phân tích các chi tiết xung quanh mống mắt để thực hiện các thao tác bảo mật như mở khóa máy, thanh toán (sẽ có trong tương lai)….

Samsung đã từng tuyên bố họ đã mất 3 năm nghiên cứu công nghệ nhận diện mống mắt và đưa ra một cảm biến tiêu chuẩn, nhanh, chính xác được thương mại hóa trên các smartphone cao cấp và tới đây sẽ là phân khúc tầm trung.

Trải nghiệm nhanh cảm biến mống mắt trên Note 7

Cảm biến mống mắt có rất nhiều ưu điểm bao gồm:

Ổn định - mống mắt của con người được hình thành từ 10 tháng tuổi, và không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi người.

Không nhầm lẫn – xác xuất hai mống mắt giống nhau hoàn toàn là gần như không thể

Linh hoạt - công nghệ nhận dạng mống mắt dễ dàng được tích hợp vào các hệ thống an ninh hiện tại hoặc hoạt động như một thiết bị độc lập.

Đáng tin cậy – quét mống mắt không dễ bị đánh cắp, mất mát hay xâm nhập.

Tốc độ - không giống như quét võng mạc, nhận dạng mống mắt là không tiếp xúc và nhanh chóng, cung cấp độ chính xác chưa từng có khi so sánh với bất kỳ bảo mật an ninh nào khác.

Dẫu vậy, do cảm biến nhận diện mống mắt còn rất mới trên smartphone nên không tránh khỏi những hạn chế về tương thích với nền tảng đi động. Bên cạnh đó, đây mới chỉ là bước khởi đầu nên Iris Scanner trên Note 7 vẫn gặp phải những lỗi cơ bản như không hoạt động tốt trong điều kiện thiếu sáng, nhận diện sai.

 

Samsung Galaxy Note 7 và Galaxy S7 edge: Lựa chọn nào cho bạn?

(Techz.vn) Một lần nữa Samsung khiến người dùng phân vân giữa các sản phẩm của họ. Lựa chọn Galaxy S7 Edge hay Galaxy Note 7? Câu trả lời thật khó vì về cơ bản, hai thiết bị trên giống nhau đến một cách khó hiểu.