Ngay từ những phiên bản thử nghiệm, Windows 10 cho thấy được một hiệu suất làm việc tương đối nhanh và ổn định. Bản thân phiên bản đó cũng đã được so sánh với Windows 8.1 và Windows 7, song, kết quả cho ra không thực sự chính xác bởi nhiều chuyên gia cho rằng cần phải chờ đợi bản chính thức được ra mắt.
Cho đến thời điểm này, Windows 10 đã xuất hiện trên thị trường với 1 bản cập nhật lớn, cải thiện về hiệu năng, khả năng bảo mật cũng như vá các lỗi còn tồn tại. Trang Techspot đã thực hiện so sánh giữa ba nền tảng máy tính phổ biến nhất hiện nay.
Các bài thử nghiệm bao gồm thời gian khởi động, tắt máy, sao chép tập tin, encoding, chơi game và một số phần mềm benchmark tổng hợp. Để đảm bảo tính khách quan cũng như công bằng, tất cả các bài thử nghiệm được thực hiện trên một cấu hình hệ thống và điểm khác biệt duy nhất chính là hệ điều hành.
Thời gian khởi động, sleep và hibernate
Techspot sử dụng BootRacer để có thể đo thời gian Windows khởi động. Windows 8.1 dẫn đầu với 4 giây, tiếp đó là Windows 7 với 5 giây và cuối cùng là Windows 10 với 6 giây.
Tiếp theo là khả năng phục hồi lại trạng thái hoạt động sau khi đã hệ thống đã “ngủ” một thời gian dài. Ở bài thử nghiệm này, Windows 10 thể hiện tốt hơn với 10s, Windows 8.1 là 12s, còn sự thất vọng mang tên Windows 7 với 17s.
Cuối cùng là thử nghiệm thức dậy sau trạng thái “ngủ đông” (Hibernation). Windows 10 chỉ mất 21s, Windows 8.1 mất 23s và Windows 7 là 27s.
Các ứng dụng benchmark tiêu chuẩn
Cinebench R15
Cinebench R15 thường có biên độ lỗi khoảng 5%, mặc dù tác động này không đáng kể trên các nền tảng khác nhau. Dựa trên kết quả, Windows 10 nhanh hơn 7% so với Windows 7 và chỉ 2% so với Windows 8.1.
Futuremark PCMark 7
Điều bất ngờ đã xảy ra khi đo tổng thể hệ thống bằng PCMark 7 khi Windows 10 dẫn đầu với số điểm vượt trội 7101, nhiều hơn 600 điểm so với Windows 8.1. Trong khi đó điểm số Windows 7 tỏ ra ngang ngửa với Windows 8.1, mức chênh lệch chỉ 100 điểm mà thôi.
Ngoài ra việc phát và giải mã video trên Windows 10 có hiệu suất cao hơn rất nhiều so với thế hệ cụ. Tốc độ nhanh gần gấp 2 lần.
3D Particle Movement
Ở bài thử nghiệm này, cả ba đều cho ra kết quả khá tương đồng và sự chênh lệch không thực sự đáng kể.
Hiệu suất ứng dụng
Windows 10 cung cấp hiệu suất tương đương với Windows 7 trong Exel 2013, trong khi đó Windows 8.1 lại tỏ ra "đuối" hơn một chút.
Trình duyệt Firefox chạy chậm hơn trong Windows 10 khi so sánh với hai nền tảng đi trước, chậm hơn khoảng 7%.
Windows 10 và Windows 8.1 lại chậm hơn Windows 7 khi sử dụng Google Chrome
Trình duyệt Edge đã cho thấy sức mạnh của mình nhờ rất nhiều thay đổi so với Internet Explorer 11.
Hiệu suất đơn luồng và đa luồng trên Windows 10 đều kém hơn Win 8.1 và Win7
Hiệu suất sử dụng Photoshop CC tốt nhất với Windows 8.1, trong khi đó Windows 7 tương đồng với Windows 10.
Hiệu suất sử dụng Illustrator CC là ngang bằng giữa ba nền tảng.
Cũng giống như WinRAR, hiệu suất dụng 7-zip trên Windows 10 chậm hơn so với 8.1 và 7
(Còn tiếp)