Đã đến lúc cần phải khẳng định Xiaomi là một thế lực trên thị trường smartphone toàn cầu với thị phần ngày được tăng cao một cách chóng mặt. Sau 5 năm tung ra chiếc smartphone đầu tiên, hãng điện thoại đến từ Trung Hoa Đại Lục đã khiến ngành công nghiệp công nghệ cao thay đổi một cách chóng mặt. Từ một con số gần như tối thiểu, Xiaomi đã liên tiếp đạt được những thành tựu rất đáng tự hào và phần lớn những thành công đó đến từ Trung Quốc. Hãy thử nghĩ xem, nếu Xiaomi tung toàn lực mang sản phẩm ra thế giới, thị phần của hãng sẽ đạt được là bao nhiêu? Tất nhiên, đó là câu chuyện của tương lai và hiện tại chúng ta sẽ đi tìm những bí ẩn đằng sau thành công của hãng điện thoại này.
Liên tục gặt hái những kỷ lục
Xiaomi không phải là cái tên gặt hái được nhiều doanh thu cỡ lớn trên toàn thế giới, lại càng không thể sánh ngang với Apple và Samsung trong quá khứ. Tuy nhiên, điều khiến Xiaomi trở nên đặc biệt đó là tốc độ phát triển thần tốc đi kèm với những chiến lược bán hàng mà ít ai có thể ngờ tới. Nhờ đó, hãng đạt được những kỷ lục mà thậm chí những tập đoàn hàng đầu còn phải thèm thuồng. Hãy cùng điểm lại những dấu ấn quan trọng trong 5 năm phát triển của hãng điện thoại này.
Vào thời điểm giữa tháng 4, Xiaomi bất ngờ giành danh hiệu “bán được nhiều điện thoại nhất trên một nền tảng trực tuyến trong 24 giờ” của tổ chức ghi nhận kỷ lục Guiness. Thông qua website Mi.com, công ty đã bán được 2,11 triệu smartphone chỉ trong vòng một này. Đây là doanh số mà Xiaomi đạt được trong đợt bán hàng theo mô hình “flash sales” nhằm kỷ niệm sinh nhật công ty tròn 5 tuổi.
Xiaomi mới lập kỷ lục Guiness. Ảnh: Internet
Theo thống kế của IDC trong năm 2014, thị phần smartphone của Xiaomi đứng thứ 5 thế giới với 61 triệu smartphone đã được bán ra, tốc độ tăng trưởng đạt 178% với giá trị thương hiệu đạt 46 tỷ USD, dành danh hiệu startup có giá trị lớn nhất hiện nay.
Vào quý 3/2014, Xiaomi đã vận chuyển 15 triệu smartphone đến tay người tiêu dùng và đạt con số tăng trưởng 240% so với cùng kỳ năm 2013, kiểm soát 14% thị trường smartphone của Trung Quốc. Với con số như vậy, Xiaomi chính thức vượt qua Samsung và Apple ngay chính quê hương mình.
Rõ ràng, để đạt được những thành công sớm như vậy, Xiaomi phải sở hữu cho mình một chiến lược đủ dài cũng như sự nhanh nhạy trong marketing nhằm đem lại hiệu quả lớn nhất. Và với tốc độ phát triển như vậy, thế giới công nghệ đang chứng kiến một “con rồng” mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử chuyển mình.
Câu lạc bộ “độc quyền” Xiaomi
Triết lý “con lợn bay” được Xiaomi áp dụng rất tốt trong quá trình đẩy mạnh sản phẩm của mình. Không những có được địa lợi, thiên thời, hãng điện thoại Trung Quốc còn có thêm sự phục vụ của rất nhiều chuyên gia marketing, các nhân tài hàng đầu thế giới bao gồm cả Hugo Barra, hay mới nhất là cựu giám đốc của Qualcomm, Wang Xiang. Có lẽ các nhân tài hàng đầu thế giới đã thực sự tin tưởng vào khả năng phát triển mạnh mẽ của Xiaomi trong tương lai, tin tưởng vào CEO Lei Jun và hơn ai hết, họ đều hiểu được tiềm năng của công ty này.
Nhiều nhân tài đã về làm việc với Xiaomi. Ảnh: Internet
Nếu nhìn nhận một cách chính xác hơn, vấn đề không hẳn đã nằm ở việc nắm bắt cơ hội mà Xiaomi đã có một chiến lược marketing rất đáng nể - câu lạc bộ độc quyền.
Theo vị CEO 45 tuổi của Xiaomi, thành công của Xiaomi hiện nay đơn giản là “nắm bắt cơ hội một cách chính xác” hay theo triết lý “ngay cả một con lợn cũng có thể bay nếu nó đứng ở trung tâm của một cơn lốc” và Xiaomi đang bay thực sự trên thị trường smartphone. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách chính xác hơn, vấn đề không hẳn đã nằm ở việc nắm bắt cơ hội mà Xiaomi đã có một chiến lược marketing rất đáng nể - câu lạc bộ độc quyền.
Ngay tại những thời điểm đầu, những lãnh đạo cao cấp thường dành thời gian gặp trực tiếp người dùng và trả lời thắc mắc mà họ đặt ra. Những khách hàng này lại giúp Xiaomi tiếp thị miễn phí, giảm thiểu các chi phí và từ đó giữ được giá sản phẩm ở mức thấp. Amanda Chen, Giám đốc Marketing quốc tế của Xiaomi đã từng phát biểu: “Nói về công thức thành công, có một số thứ mang tính phổ quát. Đầu tiên là phải hiểu khách hàng và làm bạn với họ, thay vì nói chuyện với tư cách một thương hiệu”.
Lực lượng Mi-Fan quá đông đảo. Ảnh: Internet
Từ đó, Xiaomi tạo được thiện cảm cũng như niềm tin với người dùng tại Trung Quốc và sau đó, hãng tự xây dựng một cộng đồng mạng rộng rãi có đóng góp không nhỏ trong doanh số bán hàng. Thương hiệu này còn tổ chức “ngày hội” định kỳ cho các "Mi-Fan" và được biết, Xiaomi thậm chí còn tổ chức cho các “fan hâm mộ” rất nhiều bữa tiệc hoành tráng trong các hộp đêm đắt tiền. Điều này đem lại cho hãng những fan hết sức trung thành, thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng con số này ngang ngửa với iFan tại Trung Quốc.
Nhiều người còn bày tỏ cảm xúc đặc biệt khi được là một phần của câu lạc bộ độc quyền. Hiện tại, Xiaomi đang muốn chứng minh mô hình này cũng có tác dụng tại phần còn lại của thế giới. Dù vậy, phải nói thêm rằng hãng có thể gặp thách thức không nhỏ ở thị trường quốc tế do không được hậu thuẫn bởi tinh thần dân tộc như “fan” Trung Quốc. Song, Xiaomi có khả năng trở thành thương hiệu đầu tiên của quốc gia đông dân nhất thế giới có được sự cạnh tranh.
Người hâm mộ Xiaomi đã gửi tặng nhà sáng lập Lei Jun những món quà thủ công thay cho lời động viên và được ông trưng bày tại trụ sở chính ở Bắc Kinh. Wang Wenyong, một người có mặt tại câu lạc bộ đêm kể trên, cho biết anh thích Xiaomi một phần vì nó là công ty Trung Quốc.
Như vậy, với những thành viên thuộc câu lạc bộ độc quyền, việc Xiaomi đạt được kỷ lục trong các đợt flash-sale kỷ niệm như tháng 4 vừa qua là chuyện hoàn toàn bình thường. Ngoài việc “đối nhân xử thế”, hãng điện thoại Trung Quốc còn thể hiện sự vượt trội trong rất nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau. Vấn đề này chúng ta sẽ đề cập ở phần tiếp theo của bài viết này.
Xiaomi chiêu mộ thành công cựu giám đốc Qualcomm tại Trung Quốc
(Techz.vn) Wang Xiang, cựu giám độc hoạt động của Qualcomm tại thị trường Trung Quốc đã trở thành phó chủ tịch cấp cao về lĩnh vực hợp tác chiến lược của Xiaomi. Đây là một bước tiến lớn trong công cuộc thống trị của hãng điện thoại Trung Quốc.