Blog công nghệ

Ngành smartphone toàn cầu: Khi Apple cân cả thế giới

Smartphone Android phủ khắp thị trường với số lượng rất lớn với đa dạng các mẫu mã, trải dài các phân khúc từ rẻ đến cao cấp. Windows Phone và iOS vốn chỉ được tính là thiểu số so với số lượng thiết bị Android. Về doanh số, một mình Apple không thể “cân” nổi số lượng thiết bị áp đảo từ các nhà sản xuất Android. Còn về phía Windows Phone, cho dù Microsoft vẫn đang rất nỗ lực phát triển hệ điều hành của riêng mình, song, có lẽ chỉ tính ở mức thiểu số.

Câu chuyện về doanh số có lẽ không khiến nhiều người quan tâm bởi mặc định Android sẽ lớn hơn tất cả. Song, về lợi nhuận, câu chuyện lại khác xa so với nhiều người nghĩ. Theo số liệu từ công ty nghiên cư Canaccord Genuity, Apple chiếm tới 92% tổng lợi nhuận hoạt động của 8 hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong Q1/2015. Con số này tăng từ mức 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

iPhone mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Apple. Ảnh: iMore

iPhone là mặt hàng siêu lợi nhuận và thực tế, các mẫu smartphone mang trên mình logo “Quả táo cắn dở” có giá rất cao nhưng vẫn được ưa chuộng.

Nếu tính gộp lại, Apple và Samsung chiếm hơn 100% lợi nhuận của ngành sản xuất smartphone thì các nhà sản xuất khác sẽ chỉ hòa hoặc thậm chí là thua lỗ nặng. Như vậy con số 92% kia gần như sẽ giữ nguyên cho toàn bộ thị trường chứ không đơn thuần nằm trong 8 nhà sản xuất hàng đầu. Điều đáng chú ý đó là Apple chỉ chiếm 20% thị phần smartphone toàn cầu, từ đó có thể thấy iPhone là mặt hàng siêu lợi nhuận và thực tế, các mẫu smartphone mang trên mình logo “Quả táo cắn dở” có giá rất cao nhưng vẫn được ưa chuộng.

Có rất nhiều nguyên nhân giúp Apple có được nguồn lợi nhuận khổng lồ, phần lớn là do có quá nhiều sản xuất tập trung vào nền tảng mở của Google và họ đang tự làm loãng thị trường bằng rất nhiều mẫu smartphone tải đều các phân khúc thị trường.

Nhà sản xuất điện thoại Android tự làm khó mình

Apple vốn trung thành với phân khúc cao cấp bằng các mẫu iPhone mới, còn với thị trường trung cấp, họ đẩy các thiết bị cũ xuống rồi dần thay thế chúng. Bởi vậy, Apple luôn có một doanh số ổn định thậm chí là ngày càng tăng theo từng năm tháng. Các hãng sản xuất smartphone Androi lại lại khác, ngay từ đầu họ đã phân vân trong việc chọn lựa nên theo đuổi phân khúc thị trường cao cấp để cạnh tranh với Apple hay mở rộng các phân khúc phía dưới đẩy mạnh thị phần như Samsung đã từng làm.

Các nhà sản xuất android đã tự làm khó mình. Ảnh: Internet

Thực tế, Samsung đã từng thành công với chiến lược sản xuất smartphone ở mọi tầm giá. Nhưng đó là chuyện của quá khứ, còn hiện tại Samsung đang gặp khó khăn do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Ở phân khúc cao cấp, khó có cửa để tranh dành với Apple, đó là còn chưa kể đến những cái tên như Sony, LG, HTC. Ở tầm trung và thấp cấp, Sammy cũng đang đánh mất dần thị phần của mình, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi có Xiaomi, Huawei, Oppo, Vivo. Bằng chứng là hãng đã phải đối mặt với lợi nhuận giảm quý thứ 7 liên tiếp, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử phát triển của hãng.

Một thực tế cần phải nhìn nhận lại, Xiaomi đang bóc những quyền lợi, lợi nhuận của mình để đắp vào doanh số, đưa hãng lên một tầm cao mới trong thời gian ngắn.

Về phía Xiaomi, hãng điện thoại mới nổi đang cho thấy sức vóc phát triển mạnh mẽ của mình với chiến lược bán hàng được coi là “đỉnh” nhất hiện nay. Song, một thực tế cần phải nhìn nhận lại, Xiaomi đang bóc những quyền lợi, lợi nhuận của mình để đắp vào doanh số, đưa hãng lên một tầm cao mới. Sẽ khó cho hãng khi phải thay đổi chiến lược bán hàng với mức giá tốt trong tương lai. Thử ngầm nhận định xem một sản phẩm thuộc hàng cao cấp của Xiaomi có giá tương đương với iPhone của Apple. Câu lạc bộ Mi-Fan sẽ ngay lập tức tan rã vì quyền lợi bấy lâu của họ sẽ biến mất.

Xiaomi không có lợi nhuận ấn tượng. Ảnh: Internet

Samsung và Xiaomi vốn là hai cái tên tiêu biểu trong thời gian qua của thế giới Android. Một người đi xuống do khó khăn trong việc định lượng, lựa chọn dòng sản phẩm, một người đang tiến lên mạnh mẽ nhưng lợi nhuận không quá lớn. Còn với HTC, Sony, hai nhà sản xuất này đang thực sự gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh sản phẩm, thậm chí tình hình của HTC còn tồi tệ hơn. LG vẫn có những sản phẩm chất lượng nhưng doanh số chỉ ở mức trung bình.

Apple xuất sắc trong việc kinh doanh, tạo dựng thương hiệu, khéo léo trong quảng cáo và truyền thông là điều không cần phải bàn cãi. Song, nguyên nhân chính đó là do các nhà sản xuất Android tự làm khó mình mà thôi!

Vận may trao tay kẻ tài giỏi

Ai có thể đoán trước được kết cục của Nokia, BlackBerry kể từ năm 2007, thời điểm mà Apple tung ra mẫu iPhone của mình. Khi đó, Nokia vẫn đang chiếm tới 2/3 lợi nhuận ngành smartphone và cho tới tận cuối thập niên, hãng điện thoại Phần Lan và BlackBerry vẫn còn là những cái tên đình đám trong bảng xếp hạng doanh số toàn cầu.

Apple nắm bắt cơ hội tốt hơn so với những hãng smartphone khác. Ảnh: Internet

Cho đến thời điểm này, Nokia vẫn đang nhen nhóm cơ hội trở lại với sự trợ giúp từ các nhà sản xuất Android.Còn BlackBerry, hãng chỉ còn là cái bóng của chính mình mà thôi. Bởi vậy, sự ra đi của hai vị vua một thời trong ngành công nghiệp điện thoại nói chung, smartphone nói riêng là thời cơ, là vận may cho Apple. Đúng! Nhưng chỉ đúng một nửa bởi vận may còn chia đều cho các hãng khác bao gồm cả Samsung, Sony, LG, HTC, Huawei tại thời điểm đó. Chẳng qua, Apple giỏi quá mà thôi!

Apple giỏi ở đâu có lẽ không cần phải bàn tán lại nữa vì đã có quá nhiều phân tích chỉ ra sự ưu việt từ thời CEO quá cố Steve Jobs còn tại vị và đến nay, Tim Cook thậm chí còn làm tốt hơn.

Apple giỏi ở đâu có lẽ không cần phải bàn tán lại nữa vì đã có quá nhiều phân tích chỉ ra sự ưu việt từ thời CEO quá cố Steve Jobs còn tại vị và đến nay, Tim Cook thậm chí còn làm tốt hơn. Apple sở hữu một sản phẩm tốt, một lượng khách hàng trung thành đông đảo, một biểu tượng sang trọng ăn sâu vào tiềm thức mỗi người tiêu dùng trên toàn cầu và quan trọng hơn, Apple không đổ quá nhiều tiền vào truyền thông, điều mà Samsung đang làm nhưng không thực sự hiệu quả.

Apple quá giỏi!. Ảnh: Internet

Techz cũng đã từng đưa ra nhận định về cách làm truyền thông của Apple bắt đầu từ thời điểm bán ra iPhone mới. Lượng iFan đông đảo mới giúp hãng thực hiện quảng cáo thành công hơn mong đợi, thậm chí còn có nhiều người xếp hàng trước đó vài ngày, mắc võng dựng lều để sớm có trên tay sản phẩm mới nhất. Hiệu quả về truyền thông lại càng lớn, thử đặt trong trường hợp bạn không phải là một iFan bạn sẽ rất bất ngờ nếu trước cửa hàng của Apple có rất nhiều người đứng trước cửa hàng giờ để mua hàng hay tại nhiều nơi lại còn gây cản trở cho việc giao thông. Điều này sẽ khiến nhiều người tò mò và biết đến hãng thay vì phủ kín các tấm biển quảng cáo trên đường.

Apple quá tài giỏi!

 

Đằng sau kỷ lục 9 triệu chiếc iPhone của Apple

Mặc kệ những báo cáo của đối thủ lớn Samsung với doanh số thu được kỷ luc, Apple vẫn một mình một ngựa độc chiếm ngôi vị dẫn đầu với số lượng bán ra sản phẩm