Để sử dụng cảm ứng lực, các mẫu smartphone sẽ phải trang bị những chi tiết phần cứng khá phức tạp và cao cấp. Điều này không thể thực hiện trên các mẫu smartphone tầm trung và giá rẻ với chi phí sản xuất thấp. Để sử dụng tính năng này, phần lớn các thiết bị trên thị trường sẽ phải sử dụng phần mềm. Hiện tại, nhiều ứng dụng đã cung cấp tính năng cảm ứng lực nhưng phần lớn là giả lập theo thời gian giữ ngón tay trên màn hình.
Mới đây, các nghiên cứu sinh ở Đại học Michigan đã tạo ra một ứng dụng ForcePhone mang đến một giải pháp mới và phụ thuộc vào lực bấm của người dùng ngay trên màn hình smartphone. Theo đó, khi mở ứng dụng ForcePhone, loa của máy sẽ liên tục phát ra các sóng 18kHz để microthu lại, khi ngón tay chạm vào màn hình, tần số sẽ bị nhẹ đi. Nếu chạm càng lâu hoặc càng mạnh, tần số phát ra thay đổi càng nhiều. Sau khi micro thu lại, phần mềm sẽ phân tích và đưa ra tương tác phù hợp với màn hình.
Hiện tại, ForcePhone vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi xuất hiện trên các chợ ứng dụng. Song, theo các nghiên cứu sinh, ứng dụng này sẽ hướng tới đối tượng là các lập trình viên thay vì người dùng cuối. Bởi ngay cả 3D Touch của Apple vẫn đang hạn chế khá nhiều về tính năng, họ muốn ForcePhone là một ứng dụng hoàn hảo hơn thay vì những điều mà nó cung cấp hiện nay như bóp điện thoại để gọi cấp cứu hay chơi các game cơ bản.
Tham khảo Engadget