Trong biên bản thông báo kết quả cuộc họp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành, 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiện – Huế đã thống nhất những nhận định sơ bộ về hiện tượng cá chết ven biển miền Trung. Theo đó, có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền, hay trên biển và do hiện tượng tảo nở hoa hay còn gọi là hiện tượng thủy triều đỏ. Cũng trong biên bản, hiện vẫn chưa có bằng chứng kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt. Đồng thời, môi trường nước ven biển miền Trung, nơi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt cũng chứ phát hiện các thông số vượt quy chuẩn quy định.
Về sơ bộ, cá chết hàng loạt là do hiện tượng thủy triều đỏ, vậy đây là hiện tượng gì? Tác hại của nó ra sao?
Thủy triều đỏ là gì?
Theo Wikipedia, thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra. Hầu hết các loài vi tảo biển nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi, hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật, tán công và làm tổn thương hàng loạt với các động vật biển giáp xác và thân mềm.
Hiện tượng thủy triều đỏ diễn biến vô cùng bất ngờ, khó có thể dự đoán được và nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đối với con người và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.
Nguyên nhân gây bùng phát sinh khối tảo thì chủ yếu là do phú dưỡng hóa môi trường, vì yếu tố dinh dưỡng chính của tảo là Nitrate & Phosphate ( là những chất có nhiều trong nước thải sinh hoạt và công nông nghiệp của con người < phân bón, bột giặt ...). Nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng; rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Những ngày sau đó mùi hôi thối bốc lên….Hiện tượng này vô cùng bất ngờ, khó có thể dự đoán được và nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đối với con người và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.
Tác hại của thủy triều đỏ
Năm 1985, nhà hóa học Koji Nakanishi tại Đại học Columbia đã đề xuất một chu trình sinh ra thủy triều đỏ, theo đó các phản ứng hóa học xảy ra theo từng bước, nhờ đó nhóm tảo dinoflagellates sinh ra thành phần độc tố chính trong thủy triều đỏ là brevetoxin cùng các độc tố khác. Theo các nhà khoa học, phản ứng ban đầu được kích hoạt bởi một enzyme và nước có thể là thành phần liên hệ trực tiếp với quá trình sinh ra độc tố hoặc đóng vai trò quan trọng do tảo dinoflagellates là một thực thể sống của biển. Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ bao gồm chuỗi mắt xích dài gồm 6 mạch vòng móc nối với nhau liên tiếp tạo thành những hợp chất cao phân tử và đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
Các loài tảo không nở hoa nhưng vẫn sản sinh độc tố, cá và loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể và gây ra 6 triệu chứng ngộ độc trên con người. Những độc tố này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển nên rất khó phát hiện.
Thủy triều đỏ sẽ gây hại đến rất nhiều sinh vật trong môi trường nước và có thể lan trên diện rộng. Không chỉ các loài sinh vật biển, ngay cả con người cũng sẽ bị gây hại khi vô tình tắm biển gặp phải trường hợp này với các triệu chứng như ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm. Nguyên nhân là mọt loài tảo xanh lam “nở hoa”, tiết độc tố vào nước biển. Thậm chí, tại một số hồ chứa ngước ngọt, sự “nở hoa” của tảo xanh lam cũng xuất hiện và đe dọa sức khỏe của những người sử dụng nguồn nước này. Ngoài ra, các loài tảo không nở hoa nhưng vẫn sản sinh độc tố, cá và loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể và gây ra 6 triệu chứng ngộ độc trên con người. Những độc tố này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển nên rất khó phát hiện.
Thủy triều đỏ ảnh hưởng đến sinh vật biển và môi trường nước
Trước đó, vào tháng 7/2002, tại vùng biển Bình Thuật cũng xảy ra hiện tượng này với diện tích hơn 40km2 là 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt, môi trường bị ô nhiễm. Phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục một cách hoàn toàn.
Ngay ở thời điểm này, vùng biển Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cũng xuất hiện thủy triều đỏ khiến việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Chỉ trong vòng 2 ngày, hàng ngàn m2 nuôi tôm đã bị xóa sổ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Như vậy, nguyên nhân ban đầu liên quan đến vấn đề xảy ra ở ven biển miền Trung là do hiện tượng thủy triều đỏ. Tác hại của hiện tượng này là không cần phải bàn cãi nhưng nguyên nhân sinh ra hiện tượng này cũng từ các yếu tố liên quan đến chất thải công nghiệp. Hy vọng, các chuyên gia cũng như Bộ, ngành có liên quan giải quyết triệt để hiện tượng để đời sống người dân cũng như môi trường vùng ô nhiễm đi vào ổn định. Bên cạnh đó, cần phải xác minh, làm rõ những vấn đề liên quan, đo kiểm một cách chính xác để đưa ra kết luận cụ thể. Dẫu sao cũng chỉ là đánh giá sơ bộ, chúng ta cần phải chờ thêm một thời gian nữa!
Tổng hợp
Chết lặng với thử nghiệm cá chết chỉ sau 2 phút bơi trong nước biển Vũng Áng
(Techz.vn) Dù vẫn tỉnh táo và hoạt động bình thường, thế nhưng chỉ ít phút sau khi được chuyển sang nguồn nước lấy từ biển Vũng Áng, những con cá đã chết một cách ngắc ngoải mà không rõ nguyên do. Điều khủng khiếp gì đang xảy ra trên biển nước mình vậy?rn