Samsung Galaxy A5 và A7 2017 sở hữu bộ đôi camera có cùng độ phân giải 16MP, khẩu độ f/1.9. Camera trước không có điều gì phải bàn tán khi khẩu độ lớn, độ phân giải cao mang lại mức độ chi tiết tốt, màu sắc đồng đều đi kèm khả năng làm đẹp ấn tượng. Tuy vậy, một điểm cố hữu của các smartphone Samsung đó là tự động làm mịn có phần hơi quá dù bạn có tuỳ chỉnh mức độ làm đẹp về con số không, bên cạnh đó, khẩu độ f/1.9 sẽ khiến bức ảnh không có một trường sâu tốt, khi selfie nhiều người với khoảng cách đến ống kính khác nhau, người đứng sau sẽ bị mờ. Nhìn chung, trải nghiệm selfie trên Galaxy A 2017 là tốt, hơn nữa việc selfie đẹp hay không cũng phù thuộc vào từng người. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tập trung đi tìm những cách để giúp Galaxy A 2017 “sản sinh” ra những bức ảnh đẹp.
Ban đầu, khi sử dụng Galaxy A 2017, người viết ấn tượng với tốc độ lấy nét cực nhanh ở điều kiện đủ sáng, HDR hoạt động một cách hiệu quả, ảnh cho ra đẹp mắt, mầu sắc thể hiện sâu và rực rỡ. Cũng giống như các sản phẩm khác của Samsung, màu xanh được tái tạo tốt, bắt mắt với độ tương phản cao. Ở điều kiện thiếu sáng, màu sắc khá bị bệt, chi tiết bị mất khá nhiều nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được. Với những tinh chỉnh nhỏ về điểm lấy nét, khả năng đo sáng ma trận ở chế độ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được những bức ảnh ưng ý.
Đó chỉ là những nhận xét ban đầu về camera trên Galaxy A5 2017 cũng như A7 2017. Nhìn chung, khi đã sở hữu một chiếc smartphone có camera thuộc hàng top trong phân khúc tầm trung, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về những bức ảnh mình chụp, nhưng nếu biết thêm nhiều nguyên tắc, cách chụp cơ bản, kiểm soát các tính năng được cung cấp một cách tốt nhất thì chắc chắn bạn sẽ không thua kém bất kỳ ai. Bản thân người viết bài cũng không phải là một cá nhân xuất sắc trong việc chụp ảnh bằng cameraphone, chỉ là một người dùng phổ thông muốn chia sẻ cách chụp ảnh mà thôi.
Hãy trải nghiệm hết tính năng được cung cấp trên Samsung Galaxy A 2017
Đầu tiên, hãy vào phần cài đặt để tinh chỉnh kích thước ảnh hợp lý, ở đây, bạn nên chọn độ phân giải lớn nhất để đảm bảo độ chi tiết cũng như phục vụ tốt cho việc cắt, cúp, chỉnh sửa sau này. Với Galaxy A 2017 thì độ phân giải sẽ là 16MP, tỉ lệ 4:3 và nên đặt đường lưới 3x3 (cái này sẽ được giải thích ở phần sau) và bật chế độ xem lại ảnh sau khi chụp – điều này có thể gây rắc rối một chút nếu muốn chụp nhanh nhưng chí ít sẽ giúp bạn nhận thấy trong ảnh thiếu xót gì để chụp tiếp.
Về tính năng, Samsung Galaxy A 2017 tuy không có được nhiều như dòng S hay Note cao cấp nhưng vẫn đủ để người dùng trải nghiệm trong mọi điều kiện. Samsung cung cấp chế độ chụp tự động (mặc định), chuyên nghiệp, toàn cảnh, video trôi nhanh, HDR, ban đêm và chế độ riêng dành cho chụp thức ăn.
Chế độ chụp tự động được sử dụng nhiều nhất, các thông số kỹ thuật của bức ảnh được tính toán một cách chính xác nhất để đưa ra bức ảnh cuối cùng. Nếu bạn là người am hiểu các thông số về độ nhạy sáng ISO, giá trị phơi sáng Ev, điều chỉnh cân bằng sáng thì có thể sử dụng tính năng chuyên nghiệp. Đáng tiếc tính năng này không cho phép thay đổi tốc độ chụp nên bạn không thể phơi sáng vào ban đêm như smartphone cao cấp.
Bên cạnh đó, một chế độ bạn cần phải chú ý đó là HDR, việc sử dụng chế độ này nhằm mục đích cân bằng ánh sáng khi chụp ngược sáng và phần nào đó tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng một cách hợp lý. Thông thường, điểm mạnh của các dòng smartphone Samsung chính là chụp HDR và HDR có tác dụng như thế nào, bạn có thể xem ví dụ dưới đây
Nhìn chung, hai điều bạn cần lưu ý đó là chọn linh hoạt giữa ba chế độ với từng hoàn cảnh, ngược sáng là HDR, chụp tự động với phong cảnh thông thường, chân dung, chọn chuyên nghiệp với những tuỳ chỉnh sâu hơn. Thứ hai, cần phải để grid 3x3 để áp dụng nguyên tắc một phần ba để tạo bố cục cân đối cùng với đó thu hút ánh mắt người xem và để chế độ xem lại sau mỗi lần chụp ảnh.
Các nguyên tắc khi chụp với Galaxy A 2017
Nguyên tắc số 1 – Lau camera thật sạch trước khi chụp ảnh
Mặt kính của camera luôn bị mờ khi người dùng lỡ để tay vào, việc lau sạch dấu vết sẽ giúp bức ảnh trong trẻo hơn, bớt đục và màu sắc chính xác hơn. Hãy lấy khăng dạng nỉ, mềm để lau sau đó hẵng chụp ảnh.
Nguyên tắc số 2 – Giữ điện thoại thật vững
Ở điều kiện đủ sáng, bạn có thể rung tay nhưng bức ảnh cũng sẽ không bị nhoè hoặc mất chi tiết vì tốc độ chụp rất cao. Còn ở điều kiện thiếu sáng, do máy không có công nghệ chống rung quang học, việc giữ tay chắc chắn là điều tốt nhất để ảnh không mất chi tiết một cách đáng tiếc.
Nguyên tắc số 3 – Không phải lúc nào ngược sáng cũng dùng HDR
HDR giải quyết vấn đề đem lại chi tiết ở vùng tối khi chụp ngược sáng, với những toà nhà hay dưới tán cây, HDR sẽ hoạt động hiệu quả, mang lại chi tiết tốt mà bạn muốn thể hiện, đồng thời giữ nguyên màu trời. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng nhất thiết phải bật HDR, nếu bạn không muốn có những bức ảnh “deep deep” như dưới đây.
Nguyên tắc số 4 – Quy tắc một phần ba
hủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách h tế. Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn. Có một số quy tắc như sau:
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
Nhìn chung quy tắc là quy tắc, bạn có thể ngẫu hứng tuỳ biến, không nhất thiết phải tuân thủ, nhưng xét cho cùng việc chia 3x3 sẽ giúp bạn căn bố cục một cách tốt hơn.
Nguyên tắc số 5 – Linh hoạt trong việc lựa chọn đo sáng điểm và đo sáng ma trận trong chế độ chuyên nghiệp
Đo sáng điểm và đo sáng ma trận có thể đem lại sự khác biệt khi chủ thể và hậu cảnh có sự chênh sáng lớn. Với đo sáng điểm, bạn lấy nét vào đâu thì đo sáng tại đó, nếu vùng chênh sáng lớn thì đằng sau chủ thể sẽ bị cháy, ngược lại, nếu sử dụng đo sáng ma trận (hay đo sáng khung hình), ánh sáng sẽ được tính ra trung bình để đưa ra giá chị tốt nhất cho toàn ảnh nhưng phần nào vẫn ưu tiên tại điểm lấy nét. Dưới đây là ví dụ rõ nét nhất.
Sau khi đã thuộc lòng 5 nguyên tắc trên thì việc chụp ảnh trên Galaxy A 2017 cũng không có gì khó khăn, những bức ảnh đẹp đang chờ bạn thực hiện. Tuy vậy, còn một tính năng khác giúp bạn có những bức ảnh độc đáo, đó chính là chống nước. Việc chống nước theo tiêu chuẩn IP68 sẽ giúp bạn có thêm được những môi trường chụp ảnh như dưới nước, đối đầu với sóng sáng, chụp các hạt nước thật lung linh. Với tốc độ chụp nhanh chóng, khả năng bắt những bức ảnh lạ là không có gì khó khăn. Thường thì phần này nằm ở ngẫu hứng và lòng gan dạ của người chụp vì tỉ lệ rủi ro với nước tuy ít nhưng vẫn tồn tại. Đổi lại, những bức ảnh này sẽ giúp bạn câu like đáng kể đấy!
Chúc các bạn có những bức ảnh đẹp và trải nghiệm tốt với Samsung Galaxy A 2017!
Thử thách Samsung Galaxy A5 2017 với nước sôi, tương ớt, xì dầu và cái kết
(Techz.vn) Samsung Galaxy A 2017 sở hữu khả năng chống nước tuyệt đỉnh với tiêu chuẩn IP68 và tất nhiên, sản phẩm này còn có khả năng chống chịu những chất lỏng đặc biệt như nước sôi, dầu ăn và cả các loại gia vị như tương ớt, xì dầu....