Có rất nhiều nghiên cứu khoa học nhằm giúp con người thoát khỏi tình trạng mất trí nhớ tạm thời. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng con người có thể duy trì một bộ nhớ trong não nếu các tế bảo thần kinh đang hoạt động. Việc mất trí nhớ sẽ là do các một số tế bào thần kinh không còn hoạt động một cách hiệu quả hoặc đang ở giai đoạn tắt tạm thời. Bởi vậy, một xung kích nhỏ sẽ kích thích các tế bào này hoạt động trở lại.
Trong cuộc sống, những ký ức ngắn hạn sẽ được đưa vào trạng thái không hoạt động, nhưng vẫn sẵn sàng trở lại khi cần thiết. Tuy nhiên, một số trường hợp, chúng ta bất lực trong việc đưa trí nhớ ngắn hạn quay trở lại hoạt động. Do đó, phương pháp trên sẽ giúp con người kích hoạt lại bộ nhớ này một cách nhanh chóng.
Tất nhiên, không thể áp dụng phương pháp này cho các ký ức lâu dài (vẫn có những giải pháp khác). Song, những phát hiện trên sẽ giúp chúng ta cải thiện sự hiểu biết về cách thức hoạt động của não – bộ nhớ có kết cấu phức tạp nhất thế giới.
Về lâu dài, phương pháp sử dụng luồng điện nhằm tạo ra một xung kích nhỏ sẽ mang lại cơ hội điều trị cho bệnh Alzheimer hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ đang rất phổ biến hiện nay.
Bệnh Alzheimer (AD, SDAT) hay đơn giản là Alzheimer là một chứng mất trí phổ biến nhất. Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông. Năm 1901, Alois Alzheimer trình bày trường hợp của bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất trí.[1] Trong thế kỷ 20, từ "bệnh Alzheimer" thường chỉ dùng để định bệnh cho những người mất trí tuổi 45 đến 65 ("lẫn trước khi già", "lẫn sớm"). Những người lớn tuổi hơn mà bị mất trí được coi như là chuyện thông thường, do tuổi cao làm "não bộ tê cứng". Trong những năm 1970 - 1985 khoa học nhận thấy người mất trí ở các lứa tuổi khác nhau lại có triệu chứng lâm sàng giống nhau.[2] Bệnh này thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi,[2] tuy nhiên dạng Alzheimer sớm dù không phổ biến nhưng có thể xảy ra sớm hơn rất nhiều. Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 vào năm 2050. |
Phát minh mới của nhà khoa học Iran, ô tô có thể chạy bằng nước lã
(Techz.vn) Một nhà khoa học người Iran vừa có phát minh ô tô có thể chạy được bằng nước lã. Đây quả là một phát minh vô cùng độc đáo và nó sẽ thực sự có ích cho chúng ta khi được áp dụng vào thực tiễn.