Sau 8 năm phát triển, Android có lẽ đã và đang đạt đến đỉnh cao của một nền tảng di động. Ngoài việc trở thành hệ điều hành thông minh phổ biến cho các thiết bị hiện nay, Android còn mở rộng với nhiều giải pháp dành cho môi trường doanh nghiệp. Có thể nói Android ngày càng được hoàn thiện đi kèm khả năng tùy biến cực cao. Thực sự, không dễ gì một nền tảng lại có tới 1 tỷ thiết bị sử dụng hiện nay.
Trong suốt quá trình phát triển của mình, nền tảng Android cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Ngay cả những người theo dõi sự lớn mạnh của nền tảng do Google phát hành cũng không thể biết hết.
Android 1.0 không phải một loại bánh, kẹo
Google đã tạo nên một quy luật ấn tượng khi gọi tên các đời Android theo thứ tự chữ cái Alphabet và mỗi cái tên đều mang nghĩa một loại bánh, kẹo phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Android 1.0 hay 1.1 lại không tuân theo quy luật này.
Cụ thể, Android 1.0 có tên Alpha hay Astro Boy và Android 1.1 tên là Petit Four, một loại bánh nhưng lại không tuân theo thứ sự A,B,C….
Chú robot Android là một chàng trai
Nhiều từ điển định nghĩa Android là một chú robot với hình thức giống như con người, tiền tố andr- có nghĩa là nam và phần lớn những chú robot android cũng được thể hiện dưới hình thức của một anh chàng.
Android không hẳn là một hệ điều hành dành cho smartphone
Đây là điều sẽ khiến nhiều người bất ngờ nhất khi kế hoạch ban đầu của Android đó là một nền tảng dành cho những chiếc camera thông mình. Andy Rubin, người sáng tạo ra Android đã từng chi sẻ về ý tưởng kết nối camera với máy tính và lưu trữ với tền tảng đám mây với tên gọi Android Datacenter.
Tuy nhiên, khi đó, thị trường camera lại đang có dấu hiệu chững lại và Rubin đã quyết định chuyển sản điện thoại thông minh.
Android 3.0 chỉ dành cho máy tính bảng
Android 3.0 Honeycomb là hệ điều hành dành riêng cho máy tính bảng và đến thời điểm này, khi xem lại quá khứ phát triển, có rất nhiều người từng thắc mắc vì sao chiếc smartphone của mình lại không có Android 3.0 mà lên thẳng Android 4.0 KitKat.
Steve Jobs đóng một vai trò quan trọng với Android
Vai trò ở đây không phải việc “Phù thủy công nghệ” đầu tư hay trực tiếp phát triển nền tảng Android. Vấn đề đó nằm ở động lực và niềm tin cho đội ngũ của Andy Rubin. Giữa giai đoạn 2005 và 2007, hầu hết các hãng điện thoại đều có cho riêng mình một nền tảng di động riêng, Samsung với Bada, Nokia với Symbian, … Nếu có ai đó đủ khả năng đưa ra một nền tảng chung thì có lẽ đó là Microsoft.
Tuy nhiên, thời điểm chiếc iPhone đầu tiên được Steve Jobs cầm trên tay, những người sáng lập ra Android biết rằng họ cần phải xem lại chính mình và nền tảng này phổ biến xung quanh chúng ta. Nếu không có iPhone, có lẽ giờ BlackBerry vẫn sẽ mạnh như xưa và biết đâu Windows CE vẫn còn tồn tại, khỏe mạnh và nhiều thiết bị hỗ trợ.
Android từng được đưa lên vũ trụ
Android phổ biến cũng nhờ các mẫu smartphone giá rẻ và điều này tiếp tục được áp dụng trong ngành công nghiệp vũ trụ. NASA đã từng phóng một loạt vệ tinh siêu rẻ PhoneSats được vận hành bởi những chiếc smartphone Android vào năm 2013.
Cho dù chúng bị bốc cháy trên bầu khí quyển nhưng vẫn kịp thực hiện công việc của mình là gửi ảnh chụp từ không gian về trái đất. Vệ tinh PhoneSats được hỗ trợ bởi 2 chiếc điện thoại HTC Nexus One và Samsung Nexus S, tổng chi phí sản xuất là 3.500 USD.
Trước đó, vệ tinh STRaND-1 cũng được phóng lên quỹ đạo và hoạt động nhờ một chiếc Google Nexus One.