Phản hồi xúc giác thường đi liền với các thiết bị di động, khi chúng ta chạm vào màn hình, thiết bị sẽ đưa ra một độ rung nhất định để tạo cảm giác cho người sử dụng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, công nghệ này được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau nhưng đặc biệt nhất là công nghệ chạm 3D xuất phát từ các nhà nghiên cứu của Bistol Interaction và Graphics Group.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một thiết bị sử dụng linh hoạt các sóng siêu âm cho phép người sử dụng chạm và cảm nhận được hình dạng của vật thể 3D trong không khí. Trước đây, công nghệ tương tự đã được triển khai trên các bề mặt 2D ảo, song, với 3D đây là lần đầu tiên con người làm được điều này.
Ý tưởng ban đầu khá đơn giản, bằng cách tập trung các patters phức tạp của sóng siêu âm, các chuyển động trong không khí, các nhà khoa học có thể tạo ra một vật thể 3D có khả năng ra phản hồi xúc giác giúp con người có thể cảm nhận được hình dáng của vật thể đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, công nghệ này sẽ được áp dụng trong thực tiễn và đặc biệt là trong lĩnh vực y học trong thời gian tới. Cụ thể, một ngày nào đó, công nghệ cảm nhần 3D sẽ giúp bác sĩ trong việc tìm kiếm các khối U trong việc dựng lại các bản scan cơ thể của bệnh nhân.
Hiện công nghệ “chạm 3D” đang trong quá trình thử nghiệm và thuyết phục tổ chức SIGGRAPH công nhận.