- Đọc thì phải trả tiền: Xu hướng báo chí trực tuyến 2014
- 10 xu hướng của người dùng điện thoại di dộng năm 2014
- 8 công nghệ hôm nay sẽ định hình tương lai của chúng ta
Bên cạnh những công nghệ thiết thực như màn hình Full HD độ nét cao, camera kết hợp với phần cứng của máy ảnh hay bảo mật bằng vân tay... làng smartphone năm nay cũng đón nhận những ý tưởng lạ lẫm nhưng khó phổ biến trong tương lai
Màn hình uốn cong
Sau TV, tới lượt màn hình cong được đem lên smartphone màn hình lớn với sự ra mắt của bộ đôi tới từ Hàn Quốc, Samsung Galaxy Round và LG G Flex. Round được bẻ cong màn hình theo chiều dọc còn G Flex là theo chiều ngang. Tuy vậy, cả hai đều chưa cho thấy những ích lợi thực sự từ thiết kế lạ mắt này. Điểm thú vị duy nhất là việc màn hình trên mẫu smartphone cong của LG, G Flex, có khả năng đàn hồi linh hoạt, cho độ bền cao hơn màn hình phẳng thông thường.
Màn hình cảm ứng kép
Một màn hình lớn là quá đủ với hầu hết nhu cầu sử dụng trên smartphone hiện nay nhưng các nhà sản xuất vẫn muốn mang đến cho người dùng khả năng sử dụng linh hoạt hơn bằng cách trang bị cho smartphone tới hai màn hình giống nhau. Nec Medias W, Samsung Galaxy Golden... là những đại diện nổi bật cho thiết kế độc đáo này.
Chiếc smartphone Medias W tới từ Nhật sở hữu màn hình kép với thiết kế bản lề độc đáo cho phép biến thành một máy tính bảng khi cần. Trong khi đó, Galaxy Golden mang kiểu dáng hoài cổ của điện thoại nắp gập vỏ sò với sự cải tiến nằm ở việc mặt ngoài nắp cũng có một màn hình giống hệt bên trong, để biến điện thoại thành một smartphone dạng thanh khi gập vào.
Mực điện tử
Màn hình với công nghệ mực điện tử E-ink khá quen thuộc và phổ biến trên những máy đọc sách điện tử như Kindle. Nhưng trên smartphone thì nó mới chỉ bắt đầu xuất hiện và thương mại hóa từ tháng 12 năm nay với mẫu smartphone YotaPhone giá 600 USD. Công nghệ mực điện tử giúp cho màn hình của YotaPhone có khả năng hiển thị rất rõ ràng ngay cả ngoài trời nắng gắt, trong khi lượng điện tiêu thụ lại cực thấp.
Điểm bất lợi của nó nằm ở việc chỉ có thể hiển thị được đen trắng, thao tác cảm ứng kém nhạy. Và vì thế nên để phục vụ nhu cầu sử dụng thông thường, YotaPhone vẫn cần đến một màn hình chính sử dụng công nghệ LCD.
Phím bấm và cảm ứng ở mặt lưng
Thay vì sử dụng các phím bấm ở viền máy hay phải điều khiển bằng màn hình mặt trước, những mẫu smartphone như LG G2 hay Oppo N1 lại sử dụng mặt lưng. Thiết kế này được cho là sẽ giúp cho thao tác sử dụng với một smartphone màn hình to trở nên dễ dàng và thoải mái hơn ngay cả khi sử dụng bằng một tay.
Như trên G2, ngay khi cầm máy, ngón tay trở của người dùng sẽ dễ dàng chạm tới các phím khóa hay điều chỉnh âm lượng ở bên dưới camera chính. Hay ở N1, bàn rê cảm ứng đa chiều cũng giúp cho người dùng có thể dễ dàng nhấn đúp để chụp hình, cuộn trang khi lướt web hay lướt xem ảnh... dù điện thoại có kích thước màn hình lên tới 6 inch.
Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa có nhiều mẫu smartphone đi theo ý tưởng này.
Chụp ảnh, quay video dưới nước
Khả năng chống nước và chống bụi không phải là quá lạ lẫm trên smartphone, thậm chí còn là trang bị thường thấy trên các mẫu Xperia cao cấp hay các dòng điện thoại thương hiệu Nhật. Tuy nhiên, chụp ảnh dưới nước lại là một ý tưởng mới xuất hiện trên các dòng máy ra mắt trong năm nay như Xperia ZR hay Xperia Z1 của Sony, hay Galaxy Active của Samsung. Với một phím bấm hay tính năng chuyên dụng thiết kế riêng, những mẫu smartphone trên có thể dễ dàng chụp được các tấm hình dưới nước, thậm chí quay video.
Đọc thêm : Smartphone Uốn Dẻo Sẽ Là Xu Hướng Phát Triển Tiếp Theo?
Theo: Sohoa