2015 là một năm tương đối thú vị đối với người dùng với nhiều tính năng mới, sự thay đổi trong phong cách thiết kế cũng như khả năng chụp ảnh được nâng cao. Trong số đó, có những tính năng mới đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của ngành công nghiệp smartphone.
Tất nhiên, các nhà sản xuất cũng không ngừng cố gắng để đối mới, đồng thời tỏ ra mình là người dẫn đầu xu thế công nghệ toàn cầu. Có những công nghệ được đưa ra trong năm 2015 và hứa hẹn sẽ được triển khai một cách rộng rãi trong thời gian tới. 4 cái tên dưới đây dường như đã có một màn ra mắt gần như hoàn hảo.
Quét võng mạc
Đây là công nghệ bảo mật sinh trắc học tiếp theo được hướng đến sau cảm biến vân tay phổ biến hiện nay. Tuy không phải là chiếc smartphone đầu tiên được trang bị công nghệ quét võng mạc, song, màn ra mắt trên Lumia 950 và Lumia 950XL được coi là bàn đạp để công nghệ này phổ biến hơn trong năm sau. Dẫu vẫy, khả năng hoạt động của cảm biến này vẫn chưa thực sự hoàn hảo.
Trước đó, chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị khả năng quét võng mạc đó là Arrows NX F-04G của Fujitsu. Thiết bị này được trình làng vào tháng 5 năm ngoái và gây được rất nhiều ấn tượng.
Cũng giống như vân tay, con ngươi của mắt cũng có một loại hoa văn và mỗi người sẽ sở hữu những hoa văn riêng biệt. Bởi vậy, quét võng mạc là phương thức bảo mật an toàn, thậm chí còn an toàn hơn vân tay đang phổ biến hiện nay.
Với bảo mật dạng này, người dùng chỉ có một thao tác duy nhất là nhìn thẳng vào cảm biến trong vòng từ 0,6 giây trở lên để có thể nhận diện và mở khóa. Thật quá đơn giản!
USB Type-C
Ngoại trừ những ai đang sở hữu các thiết bị của Apple, rất nhiều người dùng muốn có một tiêu chuẩn USB mới, thuận tiện hơn, dễ cắm hơn so với MicroUSB hiện nay. Bởi vậy, việc đưa ra USB Type-C dường như là một cứu cánh dành cho các thiết bị thông minh hiện nay.
Cũng có nhiều sản phẩm thương mại được trang bị cổng USB Type-C bao gồm gia đình LeTV, LeTV One, LeTV One Pro và LeTV Max tại Trung Quốc. Sau đó là OnePlus 2, Nexus 5P, Google Nexus 5X, Microsoft Lumia 950 và Lumia 950XL của Microsoft.
Cáp USB Type-C có thể đảo ngược thay vì chỉ có một chiều như trước đây và chắc chắn đem lại rất nhiều tiện lợi cho người dùng. USB Type-C không giúp tăng thời gian sạc pin hay tốc độ truyền tải dữ liệu (nhiều người vẫn hiểu sai điều này), bởi vì những tính năng này phụ thuộc vào loại dây cáp cũng như đầu vào của củ sạc.
Tất nhiên, ở thời điểm này, USB Type-C chưa hỗ trợ USB 3.1 mà vẫn dựa trên USB 2.0. Tuy nhiên, Type-C là tương lai của kết nối và năm 2016 sẽ không thiếu những sản phẩm sử dụng chuẩn USB này.
Màn hình cảm ứng lực
Được coi là bước phát triển tiếp theo của màn hình trên thiết bị di động, màn hình cảm ứng lực đã có một màn trình làng khá hoàn hảo và người khởi đầu cho xu hướng này chính là Huawei và Apple.
Huawei Mate S bản 128GB (bản 32/64GB không có công nghệ này), iPhone 6S, iPhone 6S Plus là ba thiết bị đầu tiên được trang bị màn hình cảm ứng lực (Apple gọi là 3D Touch). Được phát triển từ Force Touch (một tính năng mà Apple trang bị trên Apple Watch và Macbook Pro mới nhất của mình), màn hình 3D Touch cho phép người dùng tương tác với iPhone thông qua lực ấn khác nhau.
Theo dự đoán, màn hình cảm ứng lực sẽ sớm được đưa ra thị trường một cách rộng rãi trong năm 2016. Thậm chí, bộ đôi Galaxy S7 mới đây cũng được dự đoán sở hữu màn hình này.
Màn hình chống vỡ
Kính cường lực có tác dụng bảo vệ tấm nền bên trong một cách mạnh mẽ, tuy nhiên, với những va chạm mạnh, thiết bị của bạn khó thể an toàn. Bởi vậy, các nhà sản xuất đang tìm cách mở rộng giới hạn chịu đựng cho màn hình nhằm tránh tối đa những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Motorola trong năm 2015 đã trình làng một sản phẩm sở hữu khả năng chống vỡ vô cùng ấn tượng, đó chính là Droid Turbo 2 (hay tên gọi quốc tế là MotoX Force). Công nghệ màn hình trên sản phẩm này được gọi với cái tên ShatterShield được hình thành bởi 5 lớp kính khác nhau bao gồm:
-Phần lõi được làm từ khung nhôm rắn, giúp tăng tính ổn định và vững bền cho toàn bộ phần màn hình đặt lên phía trên
-Ngay ở trên là lớp hiển thị AMOLED. Bên cạnh việc cho chất lượng hình ảnh rực rỡ và chi tiết, tính linh hoạt của lớp màn hình AMOLED cũng giúp nó hấp thụ tốt các chấn động, đồng thời không bị tổn hại khi smartphone bị rơi rớt
-Tiếp theo là hai lớp cảm ứng. Sở dĩ có đến tận hai lớp cảm ứng là vì, theo Motorola lý giải, thông thường khi bạn làm rơi smartphone (phần màn hình bị va đập mạnh), lớp cảm ứng sẽ dễ bị hư hỏng và không thể hoạt động nữa. Tuy nhiên, với việc được trang bị thêm một lớp cảm ứng dự phòng, Droid Turbo 2 vẫn phản hồi tốt cho dù một lớp cảm ứng đã dừng hoạt động
-Lớp phía trên là phần kính bảo vệ, chống vỡ và nứt
-Lớp ngoài cùng cũng là một lớp kính bảo vệ khác với lớp phủ đặc biệt, giúp màn hình chống hao mòn và hư hỏng.
Motorola sẽ tiếp tục đem công nghệ ShatterShield lên các dòng sản phẩm khác trong tương lai và tất nhiên, các thương hiệu khác cũng không thể ngồi yên.
Smartphone Sony 2016: Tồn tại hay vĩnh viễn biến mất?
(Techz.vn) Những năm vừa qua quả thực rất nhiều khó khăn đến với SONY, tình hình kinh doanh ảm đạm khiến SONY đi xuống một cách nghiêm trọng, không còn nổi bật nhiều trong mắt người dùng như trước đây nữa. Vậy SONY sẽ phải làm gì trước tình hình như vậy?