Nhiều nhận định cho rằng, việc người dùng chỉ cần để ý, cần thận một chút kèm với sức mạnh liên tục được tăng cao của hệ thống phòng thủ (defender) hay tường lửa (firewall) của hệ điều hành Windows là đủ mà không cần phải sử dụng thêm một phần mềm diệt virus nào khác từ bên thứ ba. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm bên ngoài khiến hệ thống của bạn chạy chậm hơn do tốn nhiều bộ nhớ và CPU đã khiến nhận định trên được rất nhiều người ủng hộ. Song, người dùng nên nhớ rằng có cung thì chắc chắn có cầu và việc nghiên cứu, lập trình ra phần mềm diệt virus đều có những nguyên nhân, lý do chính đáng. Điều này cũng giải thích vì sao đến nay, các hãng sản xuất phần mềm diệt Virus vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Nên cài phần mềm Antivirus
đối với hầu hết người dùng phổ thông thì việc cài phần mềm diệt virus sẽ là điều tất yếu trước khi sử dụng tài nguyên máy
Ngày nay, mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người và một máy tính có kết nối mạng toàn cầu đều có nguy cơ rất cao nhiềm các loại virus và mã độc. Song, nếu bạn là một người dùng giàu kinh nghiệm thì có thể phân biệt được nguy cơ và các mối nguy hiểm trên mạng nên có thể không cần cài phần mềm antivirus. Bên cạnh đó, những người có kinh nghiệm sử dụng và thao tác với các phương thức bảo vệ được trang bị trên hệ điều hành đều không nhất thiết phải cài đặt thêm phần mềm bên thứ ba để tối ưu hóa sức mạnh phần cứng. Nhưng đối với hầu hết người dùng phổ thông thì việc cài phần mềm diệt virus sẽ là điều tất yếu trước khi sử dụng tài nguyên máy.
Nên sử dụng phần mềm diệt virus. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, nhiều người dùng thậm chí là người dùng phổ thông cũng cho rằng con người mới là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đến "sức khỏe" của hệ thống máy tính. Song, với sự hiện diện ngày càng tinh vi, các phương thức tiếp cận gần như hoàn hảo thì việc cẩn thận đến mức nào cũng là không đủ. Bạn có thể đề phòng được những virus thông thường khi gặp phải nhưng gần như không thể phát hiện và phòng chống được Malware và Spyware.
Bạn có thể đề phòng được những virus thông thường khi gặp phải nhưng gần như không thể phát hiện và phòng chống được Malware và Spyware.
Ví dụ, Malware, nói một cách đơn giản là những phần mềm được lập trình nhằm thực hiện những hành vi mà người dùng không biết. Như bạn có thể thấy hiện nay có rất nhiều phần mềm tải về kèm với chức năng keylogger chẳng hạn. Nếu không đủ tinh vi để phát hiện ra keylogger, bạn đang là món mồi béo bở dành cho các tên trộm công nghệ cao. Tất nhiên keylogger chỉ đi kèm với các phần mềm crack mà thôi và tỉ lệ này ở Việt Nam đang là rất cao vì người dùng không có thói quen sử dụng đồ bản quyền.
Dù có kinh nghiệm bạn cũng không thể bảo vệ tối đa hệ thống máy tính của mình. Ảnh: Chris Dewey
Và khi nói đến Malware, các AV (Antivirus) là 1 liều thuốc rất hữu hiệu. Ngoài cơ chế Live Scan có thể phát hiện các Malware trước khi chúng lây nhiễm, khả năng kiểm soát dữ liệu ra vào máy thông qua tường lửa tích hợp của các AV cũng giúp người dùng nhanh chóng nhận ra những ứng dụng có các hành vi "mờ ám", trong trường hợp các AV bỏ sót chúng ngay từ đầu. Vì vậy mới hiểu tại sao các phần mềm diệt virus vẫn đang tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, thậm chí những người dùng có kinh nghiệm hiện nay cũng khuyên dùng AV.
Sử dụng phần mềm diệt virus như thế nào?
Việc sử dụng thêm phần mềm diệt virus sẽ làm máy bạn trở nên chậm chạp do tính năng chạy "thời gian thực" ngốn rất nhiều tài nguyên và RAM. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, các mẫu máy tính phổ thông cũng có một sức mạnh xử lý rất lớn và cao hơn so với giai đoạn trước nhiều lần. Bởi vậy, người dùng nên bỏ qua những dị nghị về việc ngốn tài nguyên của các AV. Thế nhưng, việc sử dụng phần mềm diệt virus nào, sử dụng như thế nào cũng là những câu hỏi rất được quan tâm.
Sử dụng AV giúp máy tính có được sự an toàn tuyệt đối. Ảnh: Internet
Đối với người dùng chuyên nghiệp sở hữu những cỗ máy cấu hình rất mạnh, họ thường sử dụng Kaspersky để có được sự bảo vệ tốt nhất, dẫu vậy, giá thành đi kèm với việc quá ngốn tài nguyên khiến ít người sử dụng AV này. Còn với những máy tính phổ thông có cấu hình tầm trung và tầm thấp, bạn có thể cài đặt phần mềm nhẹ như Avira, Avast hoặc một sản phẩm nổi tiếng đến từ Việt Nam BKAV.
Còn với những máy tính phổ thông có cấu hình tầm trung và tầm thấp, bạn có thể cài đặt phần mềm nhẹ như Avira, Avast hoặc một sản phẩm nổi tiếng đến từ Việt Nam BKAV.
Việc cài đặt các phần mềm diệt virus trên rất đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên, cần nhấn mạnh một chút là bạn nên back up lại hệ thống trước khi cài đặt. Bởi nếu, AV khi cài xong thường thực hiện việc quét triệt để hệ thống và nếu như các file system có chứa virus sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, sau đó sẽ gây hư hỏng nặng cho máy tính của bạn. Thứ hai, nên đăng nhập với tài khoản email để có thể nhận được những cảnh báo sớm nhất cũng như máy chủ nhận diện được những virus mà máy bạn đang mắc phải nhằm thực hiện các lần cập nhật tiếp theo.
Trên đây là những thao tác cơ bản để sử dụng một phần mềm diệu virus một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, có một lưu ý nho nhỏ là người dùng nên mua bản quyền để có được sự bảo vệ về mọi mặt và khi đó sức mạnh của AV sẽ được tối ưu một cách tốt hơn. Đặc biệt, nên tránh các AV có thể crack, bởi nếu crack được thì AV đó hoàn toàn vô hại và không nên dùng nhiều AV trên cùng một hệ thống máy tính.
Top phần mềm diệt virus miễn phí nhưng hiệu quả nhất hiện nay
(Techz.vn) Máy tính của bạn thường xuyên nhận dữ liệu và chia sẽ dữ liệu bằng USB với những chiếc máy tính khác. Bạn phải thường xuyên làm việc trong môi trường internet và hay truy cứu thông tin từ những website lạ. Chuyện gì đã xảy ra?...Nếu một ngày nào đó chiếc máy tính của bạn đang hoạt động một cách bình thường bỗng nhiên lại trở nên "chậm chạp" và gặp rất nhiều lỗi liên quan đến phần mềm ứng dụng!