(Techz.vn) Có bao giờ bạn tự hỏi những chiếc iPhone mất trộm sẽ đi về đâu chưa ? Bài viết này Techz sẽ cùng với bạn thảo luận về vấn đề này.
Ngày nay công nghệ ngày càng bùng nổ, nhất là về thông tin di dộng, vì vậy số lượng người sử dụng riêng cho mình một chiếc điện thoại thông minh đắt tiền ngày càng nhiều. Ngoài theo những chiếc iPhone, iPad cao cấp còn có những siêu phẩm từ Samsung, HTC, LG bạn thấy chúng xuất hiện khắp nơi bởi tính tiện lợi và phục vụ tốt cho công việc. Tuy nhiên , nhiều cũng có cái hại, gần đây vấn nạn trộm cắp cướp giật lại càng lớn mạnh.
Tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác, tình trạng cướp giật trộm cắp những chiếc điện thoại dắt tiền mà điển hình là iPhone, không còn là chuyện hiếm. Sử dụng điện thoại khi đi xe máy, để điện thạo trong ví, trong túi, ngồi vỉa hè uống café hay thậm chí chui tụt vào trong quán vẫn bị cướp giật một cách trắng trợn.
Cướp giật hiện nay trở nên rất trắng trợn
Mặc dù các điện thoại đời cao giờ đã cài đặt những phần mềm có thể xác định được chiếc điện thoại của mình như Find my phone ? … nhưng chúng chỉ có tác dụng khi điện thoại bạn bật và có kết nối mạng mà thôi. Những tên trộm cắp thừa hiểu và thừa biết phải tắt nguồn ngay sau khi ôm máy chạy “ tung bay ”. Trừ khi được người dân hay cơ quan chức năng ngay gần đấy đuổi và bắt được tên trộm thì còn có cơ hội chứ một khi đã để trộm mất thì cơ hội tìm lại điện thoại của bạn là rất nhỏ. Đơn cử là trường hợp chiếc iPhone 5 của chị Huyền trong vụ Thẩm mỹ Viện Cát Tường đang làm xôn xao dư luận hiện nay, đã có rất nhiều bài báo viết về các phương pháp tìm chiếc điện thoại được đánh giá là vật chứng quan trọng mở ra một hướng điều tra mới nhưng đều không thể thực hiện được. Điện thoại đã bị giật khỏi tay thì đừng mong nó trở lại.
Vậy một câu hỏi đặt ra những chiếc iPhone này sẽ đi về đâu ? Một trong những cách tiêu thụ smartphone bị trộm cắp đơn giản nhất là đem bán chúng. Những kẻ trộm hoặc cướp smartphone luôn có nơi để tiêu thụ những chiếc điện thoại này một cách dễ dàng. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là giá bán của những chiếc smartphone hàng gian này có thể sẽ không bằng một nửa so với giá trị thực của chúng khi được bán lại. Nhiều kẻ thông minh hơn sẽ tìm đến các trang bán hàng trực tuyến để rao bán những chiếc smartphone “hàng gian” này nhưng có lẽ chỉ có một số ít làm vậy vì việc này khá mất thời gian và có thể bị chủ nhân của chiếc smartphone phát hiện.
Những chiếc iPhone đã bị mã hóa thì khó có thể tái sử dụng
Tuy nhiên, ”cướp cũng có cái khổ của cướp, trộm cũng có cái khổ của trôm “ nếu chiếc iPhone đã bị mã hóa hoàn toàn và không thể sử dụng được thì rất khó bán hoặc có bán được thì giá của nó cũng quá bèo so với công sức “ giật và chạy” chẳng thấm vào đâu. Ví dụ như chế độ mã hóa mới của hệ điều hành iOS 7 chẳng hạn , hay chiếc iPhone 5s có cảm biến vân tay thì lấy đâu cơ hội tái sử dụng cho những thiết bị này. Chỉ còn cách ra tháo linh kiện ra bán lẻ hay dân chuyên thường gọi là “ rã xác”
"Rã xác " ra bán lẻ
Mọi linh kiện như camera, màn hình, bộ nhớ, chip xử lý đều có thể được dùng để sủa chữa cho các thiết bị khác và khi đó cơ hội tìm lại những chiếc smartphone này của chủ nhân chỉ còn là con số 0 tròn trĩnh. Đấy là tình trạng phổ biến, ngoài ra còn có những tên trộm bạo gan hơn sẽ liên hệ với chủ nhân của chiếc iPhone bị mã hóa để xin tài khoản ID. Có những trường hợp người dùng iPhone bị cướp cho biết họ nhận được các cuộc gọi xin mua lại tài khoản ID của chiếc điện thoại của mình với giá khá cao có thể lên tới 2 triệu đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng chấp nhận cuộc thỏa thuận trong “đau khổ” này và số phận của chiếc iPhone sẽ “ chấm dứt” nếu như thỏa thuận thất bại.
Còn một cách để tiêu thụ những chiếc iPhone như thế này là kẻ trộm sẽ gửi lại những chiếc điện thoại này lại cho cửa hàng để bán cho các đối tượng như sinh viên, những người có thu nhập thấp. Những người này có thể do chưa hiểu biết nhiều về công nghệ hay ham thích mức giá rẻ bất ngờ của máy mà mang một “cụ chặn giấy” cao cấp về nhà.