Có thể nói vấn đề activation lock hiện đang được rất nhiều người quan tâm khi rất nhiều trường hợp tại Việt Nam đã gặp phải lỗi này. Ngay khi xuất hiện lỗi, các thương gia đã trấn an người dùng khi cho rằng đây là lỗi server của Apple. Tuy nhiên, ngay khi cả báo chí thế giới cũng không đề cập đến “lỗi server của Apple” thì vấn đề nằm ở đâu?
“Theo kinh nghiệm làm dịch vụ bán code mở khóa mạng hơn 3 năm nay, chưa từng có trường hợp máy chủ kích hoạt sim lỗi xảy ra thời gian dài như vậy, chúng tôi cho rằng lỗi này phần lớn là do các máy đó được mở khóa thằng tài khoản GSX của Apple”. Anh Minh một chủ cửa hàng làm dịch vụ tại Hà Nội chia sẻ với Cydia.vn
Theo như anh Nhật Huy, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone ở quận 10 (TP HCM), xác nhận đang có nhiều iPhone gặp phải hiện tượng trên nhưng chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục cụ thể. Thậm chí, một hệ thống bán lẻ lớn ở Hà Nội và TP HCM vừa gửi thông báo tới từng khách hàng, khuyến cáo không được tự ý “Reset” hoặc “Restore” iPhone, iPad đang sử dụng.
Nguyên nhân và cách khắc phục tạm thời các bạn có thể tham khảo tại đây.
Vì sao iPhone quốc tế bỗng dưng bị khóa?
Những ngày gần đây người dùng iPhone tại Việt Nam tá hỏa bởi có nhiều iPhone quốc tế bỗng dưng bị khóa mạng sau khi thực hiện restore. Có nhiều giả thiết được đặt ra như lỗi máy chủ kích hoạt Apple, hoặc thậm chí đổ nghi ngờ sang cho bản iOS 10 vừa ra mắt, thế nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho việc trên.
Nhìn chung, vấn đề không nằm ở lỗi server của Apple mà là do nguồn hàng nhập về của các thương gia. Có thể vấn đề này chưa xảy ra một cách phổ biến và chưa có cách nào để khắc phục cũng như nhận biết để tránh lượng hàng như vậy. Rõ ràng, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các thương gia mà thay vào đó người dùng cần phải cẩn thận hơn khi mua iPhone ở giai đoạn này. Hơn ai hết, người chịu thiệt chính là các bạn.
Tuy vậy, không có một cách nhận biết rõ ràng đâu là hàng Unlock GSX, Factory Unlocked hay Unlock Worldwide bởi vậy người dùng chỉ nên mua những hàng quốc tế thuần đã biết như ZP/A, ZA/A hay hàng chính hãng Việt Nam. Đây là những mẫu máy tiêu chuẩn quốc tế khi bán ra, không đi kèm nhà mạng nên sẽ không xảy ra trường hợp trên.
Song, ZP/A hay ZA/A tại Việt Nam đối với các mẫu iPhone từ 6s, 6s Plus đổ về trước khá ít do hàng LL/A từ Mỹ hay J/A từ Nhật về với số lượng rất nhiều, đa dạng và dễ lựa chọn. Bởi vậy, khi mua hàng các bạn sẽ phải để ý những vấn đề sau:
- Yêu cầu bên bán reset máy để xem tình trạng chính thức. Thông thường yêu cầu này sẽ thích hợp với khi mua hàng trao tay. Đối với các cửa hàng họ hạn chế, trừ khi iPhone bán ra là đảm bảo quốc tế chuẩn. Ngoài ra, các cửa hàng cũng đã khuyến cáo người dùng không reset máy trong giai đoạn chưa biết “đâu vào với đâu” này.
- Nếu được, hãy lựa chọn hàng ZP/A, ZA/A đối với máy xách tay, còn không, lựa chọn iPhone do FPT phân phối.
Nhìn chung, việc mua máy cũng khá “hên xui”, nếu người dùng đang rất cần một chiếc iPhone ở thời điểm hiện tại với hàng LL/A, J/A nhiều vô kể và muốn hạn chế tối đa trường hợp relock có thể tìm kiếm những model number thuần GSM bao gồm iPhone 5 (A1428), iPhone 5S (A1453, A1533), iPhone 5 (A1456, A1532), iPhone 6 Plus (A1522), iPhone 6 (A1549), iPhone 6S (A1688) hay iPhone 6S Plus (A1687).
Thử nghiệm với một chiếc iPhone 6S A1688 và A1633 thì chiếc A1633 sẽ bị lock lại ngay sau khi reset, còn với A1688 thì không bị. Đây có thể là một trường hợp ngẫu nhiên, bởi A1688 có thể đã được “unlock sạch” còn chiếc A1633 thì không. Vấn đề này cần thời gian để theo dõi và tham khảo.
Cuối cùng, để đảm bảo an toàn, người dùng nên tham khảo những ý kiến trên nhằm tránh gặp phải trường hợp đáng tiếc. “Cái gì chắc chắn thì hãy làm” bởi đơn giản bạn là người bỏ tiền, làm sao số tiền đó đem lại những trải nghiệm xứng đáng dành cho bản thân!