(Techz.vn) - Tốc độ băng thông rộng cho dữ liệu di động đang dần trở thành hiện thực, với những con số về phát triển 4G hiện nay đã cho thấy điều đó. Công nghệ mạng mới đang được triển khai hiên nay có tên LTE ( Long Term Evolution).
Công nghệ LTE hiện nay vẫn chưa có một cải thiện đáng kể nào so với công nghệ 3G hiện nay, nhưng những lợi ích mà nó mang lại không hề cho đối với người tiêu dùng hay thậm chí cả những nhà cung cấp.
LTE đang được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển, còn những nơi khác hiện tại họ đã có lộ trình nâng cấp băng tần lên LTE đơn cử như Việt Nam chúng ta. Ở những nước đó công nghệ mạng 2G và 3G đang dần bị loại bỏ để các nhà cung cấp mở rộng mạng lưới của họ. Phải mất một thời gian dài để hoàn thành công cuộc mở rộng này thâm chí phải rất lâu nữa 4G mới độc bá thị trường hiện nay. Và cho đến khi đó công nghệ mạng thứ 2 và thứ 3 vẫn sẽ cùng tồn tại với LTE.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể vào các khía cạnh kỹ thuật, về cách hoạt động của LTE, các công nghệ liên kết với nó, một số lợi ích và tốc độ tăng trưởng thuê bao dự kiến của LTE trong những năm tới.
LTE làm việc như thế nào ?
Điều đâu tiên cần lưu ý khi nói đến LTE là sự thay đổi trong tần số và băng thông sử dụng. LTE có thể sử dụng băng thông linh hoạt từ 1,25 MHz đến 20 MHz. Các băng thông này đặc biệt hữu ích trong những thị trường có độ phủ thưa thớt hoặc những nới có rất nhiều tần số sử dụng có sẵn. Tất nhiên kênh rộng hơn, cao hơn có nghĩa là tốc độ dữ liệu tốt hơn, tiếp cận với một người sử dụng nhiều hơn ( nếu tất cả các yếu tố khác được coi là giống nhau). Các nhà mạng lựa chọn băng tần tùy thuộc vào quốc gia và quy định sử dụng băng tần của đất nước đó.
Hầu hết các băng tần sử dụng kỹ thuật FDD (Frequense Division Duplexing), kỹ thuật này sử dụng hai băng tần riêng biệt cho đường lên và đường xuống , đang được áp dụng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và một số thị trường Châu Á. Kỹ thuật Time Division Duplexing (TDD) sử dụng chung một tần số cho cả đường xuống và đường lên là những gì đang được thực hiện ở Trung Quốc và Ấn độ. Kỹ thuật OFDMA được dùng cho đường xuống, SC-FDMA dùng cho đường lên để tiết kiệm công suất.
Lợi ích của công nghệ LTE
Lợi ích lớn nhất của LTE theo quan điểm của người tiêu dùng đó là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn. LTE cung cấp tốc độ đường xuống theo lý thuyết lớn hơn 100Mbps và đường lên hơn 50Mbps. Tuy nhiên tốc độ này trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như băng thông kênh, loại điều chế, cấu hình MIMO và không gia truyền song. Hiện nay, các mạng LTE phổ biến nhất có tốc độ trung bình nằm trong dải từ 5Mbps đến 25 Mps, nhưng mới việc mở rộng, tăng cường mạng lưới và chuyển hướng sang LTE-Advanced sẽ đem lại một tốc độ nhanh hơn rất nhiều dịch vụ Internet cố định.
Cùng với tốc độ dữ liệu nhanh hơn, các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng và thậm chí cả các thiết bị chơi game, máy ảnh sẽ phải trang bị các module LTE.
Còn từ quan điểm của một nhà cung cấp mạng, kiến trúc mạng cho LTE được đơn giản hóa rất nhiều từ người tiền nhiệm của nó bởi LTE sử dụng môi trường hoàn toàn là IP. Sâu xa hơn, phần lớn công việc chuẩn hóa của 3GPP nhắm đến sự chuyển đổi kiến trúc mạng lõi đang tồn tại sang hệ thống toàn IP. Trong 3GPP, sự khởi đầu này được xem như Tiến hóa kiến trúc hệ thống (SAE) và hiện nay được gọi là Lõi gói cải tiến (EPC). Chúng cho phép cung cấp các dịch vụ linh hoạt hơn và sự liên hoạt động đơn giản với các mạng di động phi 3GPP và các mạng cố định. EPC dựa trên các giao thức TCP/IP – giống như phần lớn các mạng số liệu cố định ngày nay- vì vậy cung cấp các dịch vụ giống PC như thoại, video, tin nhắn và các dịch vụ đa phương tiện. Sự chuyển dịch lên kiến trúc toàn gói cũng cho phép cải thiện sự phối hợp với các mạng truyền thông không dây và cố định khác.
Ngoài ra các ưu điểm quan trọng mà nhà cung cấp đánh giá rất cao LTE như:
- Tăng cường giao diện không gian cho phép tăng tốc độ số liệu.
- Hiệu quả sử dụng phổ tần cao.
- Sử dụng tần số linh hoạt.
- Giảm độ trễ.
- Có thể cùng tồn tại với các chuẩn và hệ thống trước giúp giảm chi phí khi triển khai.
Mạng lưới toàn cầu và sự tăng trưởng thuê bao LTE
Bất kể đã có các cuộc trò chuyện xung quanh về công nghệ LTE-Advanced hay thậm chí là 5G thì bản thân LTE cũng đang nằm trong giai đoạn đầu của sự phát triển, và đang được áp dụng chậm rãi trên toàn cầu. Công nghệ LTE được triển khai nhiều nhất ở Mỹ và Canada với một con số khổng lồ là 64,8 triệu thuê bao tính đến quý 2 năm 2013.
Thuê bao LTE trên toàn cầu cũng đã được tăng ở mức ấn tượng, từ 75 triệu trong tháng 12 năm 2012 lên 126 triệu vào tháng 6 năm 2013.
Theo các nhà phát triển mạng lưới có uy tín, LTE hiện đang có sẵn trên 200 nhà mạng tính đến tháng 8 năm 2013 và con số đó sẽ tăng trưởng đến 425 vào 2016.
Ở Việt Nam thì hiện tại chưa có một lộ trình cụ thể nào của các nhà mạng về việc đưa vào LTE trong di động bởi theo thứ trưởng bộ Thông tin và truyền thông, năm 2015 mới bắt đầu cấp phép sử dụng 4G và nước ta cần thêm thời gian để triển khai nâng cấp hạ tầng.
Đọc thêm :Những điều cần biết về NFC Tag