Điện thoại

7 lưu ý khi mua smartphone từ Trung Quốc

7 lưu ý khi mua smartphone từ Trung Quốc

Hồi tháng Ba năm nay, trong danh sách 12 nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, Trung Quốc có tới 8 đại diện.

Sau khi chiếm trọn phân khúc tầm trung và giá rẻ, các nhà sản xuất Trung Quốc này bắt đầu nhăm nhe tới phân khúc cao cấp. Không thể phủ nhận là ngay cả Apple hay Samsung cũng đang lo sợ sự đe doạ từ những cái tên như Huawei, Xiaomi, Vivo, Oppo.

Trên thực tế, điện thoại Trung Quốc vốn nhắm đến những thị trường lớn và đang phát triển như nội địa đất nước họ hoặc xa hơn là Ấn Độ. Tuy nhiên nhờ mức giá quá rẻ của mình, rất nhiều thương hiệu Trung Quốc cũng đạt được danh thu tốt từ các thị trường châu Á khác, thậm chí là cả châu Âu, châu Mỹ bất chấp các hạn chế do vấn đề bản quyền.

Điều này xuất phát từ chính một bộ phận người tiêu dùng khi họ có xu hướng chọn những điện thoại mẫu mã đẹp, thông số cao và có mức giá chỉ rẻ bằng nửa các flagship tên tuổi.

Đó là quy luật tất yếu của thị trường, tuy nhiên để có thể có một chiếc điện thoại tốt nhất, người dùng nên quan tâm đến một vài yếu tố.

Trang TechRadar mới đây đã liệt kê ra 8 điều cần biết trước khi mua một smartphone Trung Quốc đối với người dùng phương Tây, nhưng cũng hoàn toàn có thể áp dụng cho thị trường Việt Nam chúng ta. 

Nghiên cứu sơ lược về thiết bị

Theo Tech Radar, đây là bước đầu tiên cần quan tâm khi mua smartphone Trung Quốc. Nghe có vẻ đơn giản và mơ hồ, tuy nhiên trên thực tế đây là khó khăn mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt khi họ phải đổi mặt với sự lựa chọn giữa hàng loạt sản phẩm và nhà sản xuất “na ná” nhau.

Bạn cần nghiên cứu kỹ hơn đối với những thương hiệu ít tên tuổi, chẳng hạn như Doogee, Elephone hay Cubot,… liệu có nguy cơ nào không. Và cách tốt nhất là hãy chọn một mức ngân sách cho mình, sau đó vào website của các hãng để tìm ra chiếc máy trong tầm giá đó (chẳng hạn như Xiaomi MI-5, các Elephone P9000 và Meizu Pro 6 là các lựa chọn cho tầm giá 300$).

Hỗ trợ 4G với băng tần phù hợp

Việt Nam đang dần triển khai mạng 4G và nếu bạn có ý định mua máy ở thời điểm hiện tại, hãy chọn máy có 4G.

Ngoài việc máy có hỗ trợ 4G thì băng tần cũng là vấn đề cần quan tâm. Chẳng hạn như 4G tại nước ta hoạt động trên băng tần 2,6 GHz, khi mua điện thoại từ nước ngoài, người dùng nên lưu ý thông số kỹ thuật này.

Lưu ý khả năng cập nhật

Cập nhật phần mềm luôn là vấn đề nóng nhất với người dùng Android. Do ra quá nhiều mẫu mã cùng việc hạn chế chi phí, các mẫu điện thoại Android không nằm trong chiến lược của các hãng Trung Quốc thường bị chậm trễ, hoặc thậm chí không được cập nhật phần mềm, khắc phục lỗi hay nâng cấp tính năng.

Xiaomi là một trong những nhà sản xuất “chăm chỉ” cập nhật nhất, nhưng đó có lẽ là một ngoại lệ trong số các thương hiệu Trung Quốc hiện nay. 

Chế độ sau bán hàng

Đây là một trong những điểm yếu nhất của các thương hiệu điện thoại Trung Quốc. Họ thường chỉ tập trung vào cấu hình và mức giá để bán được hàng, mà không chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng sau đó.

Ngoài ra, rất nhiều điện thoại Trung Quốc hiện nay được nhập vào nước ta theo hình thức xách tay, không nhận được sự bảo hành chính thức từ hãng mà phụ thuộc toàn bộ vào cửa hàng bán chiếc máy đó.

Cách tốt nhất là chọn những mẫu điện thoại được phân phối chính hãng tại nước ta hoặc các mẫu điện thoại có độ phổ biến cao, khi đó việc thay thế linh kiện cũng sẽ dễ dàng hơn.

Chọn nhà phân phối

Thị trường Việt Nam, vô số các cửa hàng từ nhỏ lẻ cho tới chuỗi siêu thị đều có bán smartphone, kể cả smartphone Trung Quốc. Chính vì vậy việc chọn nhà cung cấp cũng không quá khó khăn.

Trong khi đó theo Tech Radar, tại phương Tây với xu thế mua hàng trực tuyếnphát triển, việc mua smartphone cũng thường được thực hiện ngay trên mạng thay vì đến tận cửa hàng. Người dùng cần lưu ý đến các dịch vụ bán lẻ trực tuyến này để có thể tìm mua chiếc máy ưng ý.

Meizu hay Oppo có thể được mua thông qua Amazon, trong khi các thiết bị Xiaomi lại chỉ có bán tại AliExpress hay GearBest.

Phí hải quan khi mua máy nước ngoài

Đây cũng là lưu ý chung đối với những người hay mua đồ từ nước ngoài. Bên cạnh giá máy, khách hàng sẽ phải chịu cả thuế hải quan và phí chuyển phát. Trong nhiều trường hợp, mức thuế phí có thể khiến giá chiếc máy tăng từ 20-50%.

Chính vì vậy khi mua smartphone từ Trung Quốc, hãy tính xem giá của chiếc máy là bao nhiêu, liệu có lợi hơn mua những sản phẩm trong nước hay không.

Các thiết lập và khả năng tuỳ biến ROM cho máy

Do chính sách của Trung Quốc, các smartphone được mua từ thị trường này có hạn chế cố hữu là việc không cài sẵn các dịch vụ Google. Hay nói cách khác, cửa hàng ứng dụng Google Play, Google Maps hay Gmail đều không có sẵn trên máy.

Một số dòng máy chuyên cho thị trường trong nước thậm chí còn không có tuỳ chọn tiếng Anh.

Vì vậy khi tìm mua máy, hãy chọn những chiếc máy có phiên bản quốc tế hoặc ít nhất có cung cấp bản ROM quốc tế và cho phép người dùng có thể “up” ROM mới.

Tham khảo: Tech Radar

 

Đè đầu cưỡi cổ Xiaomi, Oppo trở thành ông trùm smartphone Trung Quốc

(Techz.vn) Đây là một kết quả quá sức bất ngờ trước sự tăng trưởng ngoạn mục của thương hiệu Oppo. rn